Nhà bị ẩm mốc trong mùa mưa, mùa gió nồm là hiện tượng thường xảy ra ở nhiều gia đình không riêng gì những ngôi nhà liên kề. Tuy nhiên, do kiến trúc, bức tường giáp ranh của các ngôi nhà liền kề tăng thêm nguy cơ tường bị thấm. Do đó, nhiều người tìm cách chống thấm tường nhà liền kề để cải thiện tình trạng này.
Mục lục
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THẤM TƯỜNG NHÀ LIỀN KỀ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bức tường nhà bạn bị thấm. Đặc biệt là với những ngôi nhà liền kề, khoảng cách tường giữa 2 bức tường liền kề giáp ranh khiến mỗi khi mưa xuống khó thoát nước làm bức tường dễ bị thấm. Và dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới tường nhà bạn bị thấm.
- Khi tiến hành xây dựng ngôi nhà, nhà thầu không có phương án xử lý chống thấm vách tường hiệu quả triệt để.
- Việc đưa vào sử dụng các vật tư chống thấm bị xuống cấp dẫn đến tường bị thấm, ẩm mốc.
- Nhà bị sụt lún, khe tường lứt khiến nước thấm qua các khe hở của tường
- Việc xây dựng trong quá trình tô trát tường không đường kỹ
- Quy trình & vật tư sử dụng để chống thấm không phù hợp
- Diện tích chật hẹp của ngôi nhà khiến gia chủ không có không gian tô trát hay chống thấm cho tường.
- Ngoài ra, một lý do khách quan nữa đó là do thời tiết. Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong đó loại gió nam hay còn gọi là gió nồm mang hơi ẩm xâm nhập vào không khí và bám vào những bức tường cũng là nguyên nhân khiến ngôi nhà trở nên ẩm mốc khó chịu.
Tường bị ẩm mốc khiến ngôi nhà trở nên u ám và hơi ẩm ám vào các đồ vật trong nhà khiến việc sinh hoạt trở nên bất tiện. Thậm chí, đây còn là nguyên nhân khiến nhiều vi khuẩn gây bệnh có thể tấn công cơ thể chúng ta. Chính vì thế, công tác chống thấm tường luôn là vấn đề nhiều gia chủ quan tâm.
CÁCH CHỐNG THẤM TƯỜNG NHÀ LIỀN KỀ HIỆU QUẢ – DỄ ÁP DỤNG
1: Cách chống thấm tường nhà liền kề: sử dụng máng xả nước
Để tăng diện tích cho ngôi nhà mà những ngôi nhà liền kề thường được xât sát vách với nhau. Điều này cũng giúp cho việc hạn chế thấm nước qua tưởng. Tuy nhiên, nước mưa vẫn có thể lọt qua những vách, khe rất nhỏ để thấm vào tường nhà bạn.
Để cải thiện tình trạng tượng thấm trong trường hợp này, bạn hãy dùng một chiếc máng tôn, thiết kế cố định dọc theo đường khe tường để hướng nước mưa và dẫn nước ra ngoài. Cách làm này vô cùng dễ dàng thực hiện.
Nhược điểm của cách chống thấm tường bằng máng xả nước là qua thời gian, máng bằng tôn hay kim loại sẽ dễ bị oxy hoá do tác động từ thời tiết, dẫn đến han rỉ.
2: Cách chống thấm tường nhà liền kề: ngăn chặn thấm ngay từ khi xây nhà
Việc phòng bao giờ cũng hiệu quả và dễ xử lý hơn so với việc chống. Không chỉ cùng một công, tiết kiệm thời gian, công sức cho gia chủ mà hiệu quả chống thấm cũng tốt hơn.
Khi tiến hành xây dựng cho ngôi nhà của bạn, gia chủ nên sử dụng loại gạch đặc, có kết hợp giữa vữa xây trộn bê tông chống thấm, trát mác cao cho những khu vực, vị trí dễ bị thấm như tường giáp ranh. Độ dày của bức tường giáp ranh cần đảm bảo tối thiểu là 220mm để ngăn thấm từ bên ngoài vào nhà.
Ngoài ra, với trường hợp chưa tồn tại bức tường tiếp giáp với nhà bạn, hãy sử dụng lớp bảo vệ chống thấm này cho cả mặt trong và mặt ngoài ngôi nhà. Như vậy sẽ nâng cao gấp đôi hiệu quả về khả năng chống thấm tường nhà liền kề.
Trường hợp bạn là người xây sau thì có thể thực hiện một số các cách gợi ý sau đây:
- Xây tường cao hơn nhà hàng xóm, áp dụng thi công chống thâm cho vị trí từ điểm cao bằng nhau. Đồng thời tạo luôn rãnh thoát nước cho ngôi nhà để vừa loại bỏ phần lớn nước vừa đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến nhà hàng xóm. Việc chúng ta xây nhà cao hơn hàng xóm nhưng cũng cần có tránh nhiệm & ý thức cộng đồng để đảm bảo không ảnh hưởng tới những ngôi nhà xung quanh.
- Xây bằng với tường hàng xóm nhưng sử dụng thêm thanh trương nở vào khe giáp ranh. Đồng thời sử dụng các biện pháp chống thấm khác như mang hay vữa chống thấm. Như vậy, sau này qua thời gian khi các lớp chống thấm bên ngoài bị mài mòn thì vẫn còn thanh trương nở cản lại, hạn chế việc thấm dột cho ngôi nhà.
- Nếu tường thấp hơn nhà hàng xóm, hãy đặt vẫn đề với nhà hàng xóm, cạo lớp tường nhà họ để đặt màng chống thấm và dùng biện pháp chống thấm bằng máng nước để cải thiện.
3: Cách chống thấm tường nhà liền kề: chống thấm ngược
Nếu trường hợp bạn không thể tiến hành chống thâm khe giáp ranh giữa hai nhà, cũng không kịp xử dụng biện pháp chống thấm trong quá trình xây thì có thể áp dụng cách chống thấm ngược.
Cách chống thấm ngược cần được tiến hành khi xây gạch xong, không trát tường hoặc đối với nhà cũ thì cần đục bỏ phần tường phía trong rồi xử lý vết nút và chống thấm ngược theo các bước như sau:
- B1: Sử dụng chống thấm sika latex/latex HC để làm chất kết nối
- B2: Dùng dung dịch chống thấm dạng water seal DPC phun lên 2 lớp để chống thấm. Mỗi lớp được phun cách nhau từ 4 – 5 tiếng.
- B3: Sau 2 – 3 ngày khi water seal DPC đã khô hoàn toàn thì tiến hành kiểm tra xem nước có thấm qua không? nếu vẫn thấm cần quét thêm lần nữa cho đến khi đạt được tiêu chuẩn chống thấm.
- B4: Trát lại lớp tường và tiến hành hoàn thiện, phục hồi tường sao cho như ban đầu.
4: Cách chống thấm tường nhà liền kề: Sử dụng tôn lá
Những chiếc tôn lá có độ dày từ 0,4mm – 0,5mm được đóng vào vị trí có khe tiếp giáp giữa 2 ngôi nhà cùng với keo chốt dột silicon được phủ lên những vị trí đóng đinh định vị tôn giúp vừa cố định tấm tôn, vừa đảm bảo nước không thể thấm qua đó. Sau đó, dùng tấm dán chống dột để dán, cắt đúng kích thước giữa 2 khe giáp ranh rồi dán lên bề mặt tiếp giáp để chống thấm. Đây cũng là một cách bạn có thể lựa chọn để chống thấm cho nhà liền kề.
Đọc thêm: Thiết kế nhà vừa ở vừa buôn bán