Hoạt động chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam diễn ra khá phổ biến. Đặc biệt là vào những thời kỳ thị trường bất động sản phát triển, giao dịch sôi động. Hình thức chuyển nhượng BĐS được coi là một trong những hoạt động chính trong giao dịch BĐS.
Vậy, khi chuyển nhượng bất động sản thì người chuyển nhượng và người mua cần nắm được các kiến thức gì để đảm bảo quyền lợi – nghĩa vụ cho mình? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN LÀ GÌ?
Chuyển nhượng là một hoạt động chuyển giao tài sản và quyền sử dụng tài sản từ người này sang người khác. Tương tự, chuyển nhượng bất động sản hiểu đơn giản là chuyển giao tài sản và quyền sử dụng bất động sản đó từ người này sang người khác. Bên chuyển nhượng sẽ bàn giao nhận số tiền tương ứng với giá trị BĐS đã thoả thuận với bên mua, kèm theo các thủ tục, hợp đồng được ban hành theo đúng quý định của pháp luật.
AI LÀ NGƯỜI HAY CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN?
Hoạt động chuyển nhượng thường được diễn ra đối với những đối tượng như:
- Người sử dụng bất động sản có nhu cầu chuyển nhượng lại bất động sản với mục đích cá nhân
- Nhà đầu tư mua BĐS và đến thời điểm bất động sản tăng giá trị muốn thanh khoản lại để hưởng lợi nhuận từ tiền chênh.
- Những người đầu cơ mua đi bán lại đất đai, đặc biệt hay xuất hiện ở phân khúc đất nền
Đó là 3 đối tượng khách hàng dễ gặp nhất trong hoạt động chuyển nhượng BĐS. Thị trường chuyển nhượng cũng rất đa dạng và linh động. Đối tượng mua lại BĐS đều có thể là một trong 3 đối tượng khách hàng trên.
ĐIỀU KIỆN CẦN & ĐỦ KHI MUỐN CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN
CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN:
Điều kiện cần và đủ để tiến hành chuyển nhượng một dự án bất động sản hay một sản phẩm BĐS theo Khoản 1 Điều 49 Luật kinh doanh BĐS có quy định:
- Dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đã có quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt.
- Hoàn tất việc bồi thường, giải phóng mặt bằng phần dự án chuyển nhượng. Nếu muốn chuyển nhượng toàn bộ dự án thì cần xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt.
- Dự án cần đảm bảo không có tranh chấp về các vấn đề như quyền sử dụng đất, kê biên, thi hành án, chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp có vị phạm trong quá trình triển khai dự án thì đơn vị chủ đầu tư phải chấp hành xong quyết định xử phạt.
- Bên cán chuyển nhượng cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đôi với toàn bộ hoặc một phần dự án chuyển nhượng. Bên mua phải là doanh nghiệp kinh doanh BĐS có năng lực tài chính và cam kết tiếp tục triển khai dự án, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tiến độ, nội dung dự án.
CHUYỂN NHƯỢNG SẢN PHẨM BẤT ĐỘNG SẢN CÁ NHÂN:
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 về chuyển nhượng BĐS cần có đầy đủ các điều kiện:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ hồng, sổ đỏ đối với chủ sở hữu khu đất muốn chuyển nhượng.
- BĐS đứng tên người chuyển nhượng và không có bất cứ tranh chấp nào
- Đất vẫn còn trong thời hạn sử dụng và không dính quy hoạch
- Quyền sử dụng đất không bị kê biển nhằm đảm bảo việc thi hành án trong trường hợp xuất hiện rủi ro.
THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN GỒM NHỮNG GÌ?
Thủ tục chuyển nhượng đối với dự án bất động sản:
- Gửi hồ sơ đề nghị chuyển nhượng dự án tới Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có dự án hoặc cơ quan được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền.
- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định cho phép chuyển nhượng trong thời gian 30 ngày. Nếu không đủ điều kiện thì cơ quan chức năng này phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết.
Trong tường hợp dự án đó do Thủ tưởng Chính phủ cho phép đầu tư thì trong 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp tỉnh phải có trách nhiệm lấy ý kiến của các Bộ ngành, bộ xây dựng để báo cáp Thủ tường Chính phủ quyết định.
- Các bên cần hoàn thành việc ký kết HĐ chuyển nhượng và hoàn thành bàn giao trong thời hạn 30 ngày sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng.
- Trường hợp chủ đầu tư nhận chuyển nhượng dự án bất động sản là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư chuyển nhượng làm thủ tục trả lại đất cho Nhà nước; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đối với chủ đầu tư nhận chuyển nhượng trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối với bất động sản đất nền:
- Người chuyển nhượng công chứng tất cả các giấy tờ cần thiết trong Hợp đồng chuyển nhượng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản sao công chứng; hợp đồng chuyển nhượng đất theo mẫu sẵn hoặc dự thảo hợp đồng nếu có; các giấy tờ tuỳ thân bản sao; các giấy tờ liên quan khác thep pháp luật quy định.
- Nộp hồ sơ đăng ký tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nộp tới Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, nơi có đất được tiến hành chuyển giao.
- Cơ quan quản lý đất đai căn cứ hồ sơ, kiểm tra và xác minh vị trí đất rồi gửi tới cơ quan thuế để xác định về nghĩa vụ tài chính.
- Người chuyển nhượng cần thực hiện các nghĩa vụ: Nộp lệ phí trước bạ; thuế thu nhập cá nhân.
- Cầm giấy hẹn và đợi đến ngày lấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trên đây là những thông tin, kiến thức quan trọng về vấn đề chuyển nhượng bất động sản. Đặc biệt khách hàng cần lưu ý đến các điều kiện cần và đủ để thực hiện chuyển nhượng, đồng thời nắm được các quy trình, thủ tục khi chuyển nhượng bất động sản để đảm bảo việc chuyển nhượng sản phẩm diễn ra suôn sẻ.
Xem thêm dự án chuyển nhượng: Movenpick Cam Ranh