Giấy mua bán đất viết tay có giá trị pháp lý như nào?

Giấy mua bán đất viết tay có giá trị pháp lý và được công chứng như các giấy tờ mua bán khác hay không? Điều này cần chú ý khi mua bán bằng giấy viết tay. Mẫu hợp đồng giấy mua bán viết tay nào thông dụng hiện nay? Cùng tìm hiểu và theo dõi qua bài viết dưới đây.

giấy mua bán đất viết tay

Giấy mua bán đất viết tay là gì?

Khái niệm

Theo các văn bản quy định hiện nay thì không có cụm từ giấy mua bán đất viết tay mà thực chất đây là cách gọi của người dân để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bằng giấy tờ không có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm và vai trò 

1/ Đặc điểm

  • Được thành lập thành văn bản (viết tay hoặc đánh máy).
  • Nội dung thể hiện việc chuyển giao quyền sử dụng đất của bên bán đối với bên mua; các điều kiện, nội dung khác mà 2 bên đã thỏa thuận.
  • Không được công chứng, chứng thực của Văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã.

2/ Vai trò

Giấy mua bán đất viết tay là giấy ghi lại tất cả thỏa thuận giữa 2 bên mua và bên bán để các bên cần thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Chính vì thế mà vai trò của các bên là khác nhau cụ thể như sau:

– Đối với người mua: là minh chứng chứng minh nhà đất sẽ thuộc quyền sở hữu của người mua khi người mua trả đúng tiền, đúng thời hạn và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan.

– Đối với người bán: thể hiện quyền nhận đúng, đủ số tiền chuyển nhượng đã thỏa thuận theo đúng thời hạn, đồng thời thể hiện nghĩa vụ phải chuyển giao đất cho người mua theo đúng thỏa thuận.

– Đối với cơ quan quản lý: Nắm bắt được tình hình đất đai tại khu vực, làm cơ sở để UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Chính vì thế mà giấy mua bán đất viết tay có vai trò quan trọng đảm bảo hành lang pháp lý an toàn cho các bên tham gia cũng như để cơ quan Nhà nước giám sát thực hiện đúng theo pháp luật cũng như tạo nên sự công bằng trong xã hội.

Những rủi ro mua bán đất bằng giấy viết tay

Giấy mua bán đất viết tay có thể gặp những rủi ro tiềm ẩn như sau:

1/ Bên mua trả hết tiền cho bên bán nhưng đất vẫn thuộc về bên bán

Điều này tại sao lại xảy ra? Bởi việc chuyển nhượng chỉ có hiệu lực khi đăng ký vào sổ địa chính. Nếu chuyển nhượng đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau mà không công chứng hoặc chứng thực hợp đồng sẽ không đủ điều kiện đăng ký biến động, khi không đăng ký biến động thì việc chuyển nhượng chưa có hiệu lực.

Việc chuyển nhượng chưa có hiệu lực dẫn tới tình trạng bên nhận chuyển nhượng đã trả hết tiền nhưng về mặt pháp lý, quyền sử dụng đất vẫn thuộc về bên chuyển nhượng.

2/  Không được thực hiện các quyền sử dụng đất

Khi mà không thực hiện sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì kéo theo đó bên mua sẽ không đủ điều kiện để tham gia các giao dịch hay các quyền liên quan đến sử dụng đất theo đúng pháp luật.

3/ Hợp đồng vô hiệu, dễ bị bên bán đòi lại đất

Bởi theo quy định thì hợp đồng mua bán đất không được công chứng, chứng thực sẽ bị vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Và trong thực tế do chưa có hiệu lực nên bên chuyển nhượng dễ nảy sinh ý định đòi lại quyền sử dụng đất; trên thực tế nhiều trường hợp người chuyển nhượng sẵn sàng trả lại tiền và một khoản tiền lãi để lấy lại quyền sử dụng đất do giá trị miếng đất tăng lên.

Những câu hỏi thường gặp về giấy mua bán đất viết tay

Khi nào mua bán đất bằng giấy viết tay được pháp luật công nhận?

Theo luật quy định thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định, trừ các trường hợp kinh doanh bất động sản mà một trong các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản. Khi đó khi không có công chứng thì bị coi là vô hiệu hóa.

Tuy nhiên thì giấy mua bán đất viết tay không có công chứng, chứng thực nhưng vẫn được đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này được áp dụng với các trường hợp đang sử dụng đất sau đây:

  • Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 1/1/2008
  • Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 1/1/2008 đến trước ngày 1/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này”.

Thủ tục để hợp thức hóa đất mua bằng giấy viết tay là gì?

Thực chất thủ tục để hợp thức hóa đất mua bằng giấy viết tay chỉ phù hợp với những mảnh đất đã được chuyển nhượng trước 1.7.2014. Tuy nhiên cần phải biết rõ thời điểm chuyển nhượng là lúc nào.

Giấy mua bán đất viết tay có được cấp sổ đỏ hay không?

Theo quy định thì hợp đồng văn bản viết tay không có công chứng nhưng vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp dưới đây:

  • Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ hộ gia đình, cá nhân khác trước ngày 01/01/2008
  • Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ hộ gia đình, cá nhân khác từ 01/01/2008 đến trước 01/07/2014 dùng không có được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã có một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Trong 2 trường hợp trên thì chủ sở hữu mảnh đất thì được quyền thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu.

Mẫu giấy mua bán đất viết tay thông dụng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

********

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Hôm nay, tại … vào ngày … tháng … năm … hai bên thực hiện thống nhất việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất với những nội dung như sau:

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN A):

Ông (bà): ……………………………..
Sinh năm:…………………….

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………….. do ……………………cấp ngày…./…../…………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………..

Cùng vợ (chồng) là bà (ông): ……………….
Sinh năm:………….

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………….. do ………………………..cấp ngày…./…../……

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN B):

Ông (bà): ………………………..
Sinh năm:………………………..

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………….. do ……………………cấp ngày…./…../…………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………..

Cùng vợ (chồng) là ông (bà): ………………..
Sinh năm:………….

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ………….. do ……………………….. cấp ngày…./…../……

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………..

Điều 01: Quyền sử dụng đất chuyển nhượng

Bên A thống nhất và thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Bên B dối với thửa đất có địa chỉ: ……… được cấp ngày … tháng … năm … cụ thể như sau:

Diện tích thửa đất: … m2 – Tờ bản đồ số: ………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….
Diện tích: ……………. m2 (Bằng chữ: …………………………………………….)
Hình thức sử dụng:
Sử dụng riêng: ………………… m2;
Sử dụng chung:………………… m2
Mục đích sử dụng: ………………………………………………………………………..
Thời hạn sử dụng: ………………………………………………………………………..
Nguồn gốc sử dụng: ………………………………………………………………………

Điều 02: Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán

Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Bên A và Bên B thỏa thuận ấn định đối với thửa đất như trên cho Bên B được quy định ở Điều 01 của hợp đồng này là ……………. VNĐ (Băng chữ: ……………………………..).

Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán cho Bên A thông qua phương thức ……………………………..

Điều 03: Việc giao và đăng ký quyền sử dụng đất

Bên A có nghĩa vụ chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ, các giấy tờ liên quan đến thửa đất chuyển nhượng được quy định tại Điều 01 của Hợp đồng này cho Bên B. Bên B có nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo đúng quy định tại Điều 02 của Hợp đồng.

Bên B có trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất đối với mảnh đất được chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 04: Trách nhiệm nộp thuế và lệ phí

Thuế, lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở theo Hợp đồng này do Bên B chịu trách nhiệm đóng.

Điều 05: Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau.

Trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Hai bên cam đoan những nội dung được thỏa thuận trên đây là này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc. Các bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

                             Người chuyển nhượng                                                 Người nhận chuyển nhượng
(Ký, ghi rõ họ và tên)                                                        (Ký, ghi rõ họ và tên)

Trên đây là các thông tin cơ bản về giấy mua bán đất viết tay cũng như các thông tin & câu hỏi thường gặp mà quý khách hàng cần nắm được.

Chúng tôi là đơn vị có kinh nghiệm chuyên phân phối các dòng sản phẩm BĐS (đất nền, biệt thự biển, condotel/căn hộ khách sạn, shophouse/nhà phố thương mại, thuê nhà xưởng, officetel,….)

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN MIỄN PHÍ

Xem thêm:

Hợp đồng ký gửi nhà đất

Thủ tục xin cấp sổ đỏ

Nguồn: batdongsandautu.net.vn