Hợp thức hóa nhà đất là gì? Hồ sơ và thủ tục cần biết

Hợp thức hóa nhà đất là gì? Đây là một trong những thủ tục hành chính không hề đơn giản kể cả trong trường hợp có đầy đủ giấy tờ. Theo quy định mới nhất hiện nay thì hợp thức hóa nhà đất cần tiến hành chuẩn bị hồ sơ cũng như những thủ tục gì? Cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

 

Hợp thức hóa nhà đất là gì

Hợp thức hóa nhà đất là gì?

Hiện nay không có khái niệm cụ thể nào về hợp thức hóa nhà đất. Để dễ hiểu hơn thì đây là thuật ngữ chỉ việc thực hiện các thủ tục để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với người đang sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp cần hợp thức hóa nhà đất

Đa phần hợp thức hóa nhà đất thường hay gặp ở các trường hợp như sau:

1/ Giấy tờ mua bán, cho tặng nhà, đất bằng giấy tay (không có công chứng, chứng thực của nhà nước).

2/ Sử dụng đất từ trước đến nay có các kê khai nhà đất năm 1977, kê khai nhà đất năm 1999.

3/ Các giấy tờ được cấp từ chế độ cũ (chính quyền Việt Nam Cộng Hòa)

4/ Được cấp nhà, đất từ các đơn vị như trường học, bệnh viện, đơn vị của nhà nước cho nhân viên.

5/ Các loại giấy tờ được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

6/ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.

Hồ sơ hợp thức hóa nhà đất

Khi tiến hành làm hồ sơ hợp thức hóa nhà đất là việc xin cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ,quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với người đang sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu với các nội dung:

  • Tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
  • Xác nhận về nguồn gốc, thời điểm xây dựng và sử dụng đất
  • Xác minh thực địa (trong trường hợp cần thiết) về sự phù hợp quy họach xây dựng theo Giấy phép xây dựng.

Đối với trường hợp xây dựng sai phép phải lập Biên bản kiểm tra hiện trạng thể hiện rõ nội dung sai phép; Trường hợp vi phạm khoản 3, Điều 15 Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009 của Bộ Xây dựng thì đề xuất, xử lý theo thẩm quyền.

2. Giấy tờ về nguồn gốc nhà đất

  • Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
  • Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994;
  • Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
  • Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 và Nghị quyết số 755/2005/NQ – UBTVQH11;
  • Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế hoặc thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở.
  • Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết; trường hợp mua nhà kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 (ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành) thì ngoài hợp đồng mua bán nhà ở, bên bán nhà ở còn phải có một trong các giấy tờ về dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán (quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư);
  • Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật.

3. Những giấy tờ khác

  • Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
  • Bản vẽ Sơ đồ nhà, đất (đã được kiểm tra nội nghiệp);
  • Thẻ căn cước công dân và sổ hộ khẩu.

Thủ tục hợp thức hóa nhà đất

Thủ tục hợp thức hóa nhà đất luật hiện nay quy định như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ hợp thức hóa nhà đất làm QSDĐ

Hồ sơ cần chuẩn bị theo như phần trên

Hộ gia đình, cá nhân khi có nhu cầu thì nộp hồ sơ tại UBND Quận/Huyện.

Bước 2: Kiểm tra và viết phiếu hẹn trả kết quả

Bộ phận có thẩm quyền giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp thức hóa nhà đất tại UBND huyện tiếp nhận và kiểm tra sau đó viết phiếu hẹn trả kết quả.

Bước 3:Thẩm định hồ sơ, xác minh thực địa

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết; lấy ý kiến của UBND xã, thị trấn về tình trạng sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản trên đất, tình trạng tranh chấp đất đai; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì phối hợp với UBND thị trấn lấy ý kiến của khu dân cư về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, xem xét tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận trong thời gian 15 ngày; Khi đủ điều kiện thì viết Giấy chứng nhận gửi kèm hồ sơ đến Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình chủ tịch UBND huyện ký giấy chứng nhận.

Bước 4: Kiểm tra và đáng giá hồ sơ hợp thức hóa nhà đất xin cấp QSDĐ

Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin hợp thức hóa nhà đất, đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử đất hoặc ý kiến cụ thể với trường hợp không đủ điều kiện;

Bước 5: Trả hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ

Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất sẽ tiến hành chuyển kết quả cho bộ phận trả hồ sơ hoặc chuyển đến UBND xã để trả cho người sử dụng đất.

Thời gian cấp giấy chứng nhận QSDĐ Thời hạn tối đa tại cơ quan thẩm quyền là 30 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ.

Hy vọng với các thông tin hợp thức hóa nhà đất trên đây đã giúp quý khách hàng hình dung ra phần nào cũng công việc cũng như hồ sơ cần chuẩn bị tốt nhất.

Chúng tôi là đơn vị có kinh nghiệm chuyên phân phối các dòng sản phẩm BĐS (đất nền, biệt thự biển, condotel/căn hộ khách sạn, shophouse/nhà phố thương mại, thuê nhà xưởng, officetel,….)

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN & TƯ VẤN MIỄN PHÍ


Đọc thêm: Đầu cơ lướt sóng bất động sản

Nguồn: batdongsandautu.net.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *