Người đứng tên sổ đỏ có quyền gì và nghĩa vụ như nào là câu hỏi được khá nhiều khách hàng quan tâm, đặc biệt là trong các trường hợp về mua bán hay quyền thừa kế. Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây để có thêm thông tin về điều này.
Mục lục
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là cái tên phổ biến thay cho Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên theo luật pháp quy định thì sổ đỏ chỉ là tên gọi và không có tính hợp pháp.
Và những giai đoạn khác nhau thì sổ đỏ có những cái tên khác nhau như:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Và kể từ ngày 10/12/2009, sổ đỏ được Bộ Tài nguyên và Môi trường áp dụng cái tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng) trên phạm vi cả nước.
Quyền lợi chung của người đứng tên trên sổ đỏ
Theo điều 190 và 192 Bộ luật dân sự 2015, chủ sở hữu tài sản có quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của mình đó là quyền sử dụng và quyền định đoạt.
- Quyền sử dụng: chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản của mình theo ý chí riêng, chỉ cần không gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Quyền định đoạt: chủ sở hữu có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu,tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Ngoài ra theo điều 166 Luật đất đai 2013, người đứng tên trên sổ đỏ có các quyền sau:
- Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản có liên quan đến đất( sổ đỏ).
- Được hưởng kết quả lao động, kết quả đầu tư từ đất.
- Được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
- Được hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất
- Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có người xâm phạm lợi ích hợp pháp về đất đai.
- Được bồi thường khi nhà nước tiến hành thu hồi đất
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và các hành vi vi phạm về đất đai
Ngoài ra theo quy định của điều 167 Luật đất đai, người đứng tên sổ đỏ có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất và quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại điều 171.
Cũng theo điều 10 Luật nhà ở 2014 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở thì người chủ sở hữu có những quyền sau đây:
- Quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình
- Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác pháp luật không cấm
- Được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, đổi, đổi thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lí nhà ở
- Sử dụng chung của các công trình tiện ích công cộng ở khu nhà đó
- Bảo trì, xây dựng, cải tạo, phá dỡ nhà ở
- Được bồi thường khi được nhà nước chưng dụng, thu hồi
- Khiếu kiện, khiếu nại khi quyền và lợi ích hợp pháp về nhà ở của mình bị xâm phạm.
Người đứng tên sổ đỏ có quyền gì?
Người đứng tên trên sổ đỏ có quyền gì còn tùy thuộc vào số lượng người đứng tên. Và hiện nay có các trường hợp như sau:
- 1 người đứng tên một mình trên sổ đỏ
- 2 người đứng tên trên sổ đỏ (là vợ chồng)
- 2 người chung tiền mua 1 mảnh đất cùng đứng tên sổ đỏ (không phải là vợ chồng)
- Nhiều người cùng đứng tên trên sổ đỏ…
Và mỗi một trường hợp thì người đứng tên trên sổ đỏ sẽ có sự khác nhau.
Người đứng tên trên sổ đỏ là 1 người
Trong trường hợp người đứng tên trên sổ đỏ là cá nhân thì được hưởng tất cả quyền lợi và nghĩa vụ bên trên, hoàn toàn có quyền định đoạt đối với nhà đất mà không cần thông qua ý kiến, sự đồng ý của bất kỳ ai.
Người đứng tên sổ đỏ có 2 người là vợ chồng
Với 2 người đứng tên chung trên sổ đỏ là vợ chồng là tài sản do cả 2 tạo ra từ lao động trong thời kỳ hôn nhân hoặc được thừa kế chung thì khi thực hiện các quyền đều cần phải có chữ ký của cả 2 người.
Khi có đủ chữ ký của cả vợ hoặc chồng thì quyền và nghĩa vụ trên đất mới được tính là đúng pháp luật.
Trong trường hợp cả 2 ly dị thì tài sản đất phải được chia theo tỷ lệ 50/50 và lợi tức sinh ra từ đất và các hoạt động liên quan đến đất đó cũng phải chia theo tỷ lệ 50/50.
Từ 2 người đứng tên trên sổ đỏ mà không phải vợ chồng
Trong trường hợp có từ 2 người trở lên cùng đứng tên sổ đỏ chia thành 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: nhiều người cùng đứng tên sổ đỏ dưới hình thức được cho/tặng, thừa kế (có văn bản phân chia tỷ lệ thừa hưởng)
Đối với trường hợp này, ngoài các quyền lợi cơ bản dành cho người đứng tên sổ đỏ, cần lưu ý thêm những giới hạn về quyền sau đây:
- Không được tự ý thực hiện các hoạt động tác động đến nhà đất khi chưa có được chữ ký trong hợp đồng thỏa thuận của tất cả những người có tên trên sổ đỏ.
- Hoa lợi sinh ra từ nhà đất sẽ được chia tương ứng với phần trăm nhà đất sở hữu.
- Khi chia tài sản là nhà đất, tùy thuộc vào số liệu được thừa hưởng của từng người mà người đó được hưởng phần tương ứng. Không có quyền xâm phạm, định đoạt phần của người còn lại.
- Riêng với hình thức nhiều nhiều cho/tặng, thừa kế kho ghi rõ phần thừa hưởng, thì hoa lợi và phần hưởng đối với nhà đất cả những người có tên trên sổ đỏ sẽ được chia đều, giống nhau.
Trường hợp 2: nhiều người đứng tên trên sổ đỏ theo hình thức chung tiền mua đất
Ngoài các quyền lợi tác động định đoạt đối với nhà đất giống nhau (phải có sự đồng ý của những người còn lại đứng trên trên sổ đỏ). Thì hoa lợi, phần hưởng đối với nhà đất sẽ được chia theo phần trăm số tiền bỏ ra mua đất so với tổng tiền mua đất ban đầu. Nếu chung 50/50 thì quyền lợi thừa hưởng là giống nhau, còn có chênh lệch thì tính theo phần trăm của người đó.
Qua bài viết này quý khách hàng đã có thể đối chiếu và xem được người đứng tên sổ đỏ có quyền gì cũng như biết được quyền hạn tương ứng của mình.
Chúng tôi là đơn vị phân phối các sản phẩm BĐS (đất nền, biệt thự biển, condotel. shophouse/nhà phố kinh doanh hay cho thuê mặt bằng, văn phòng). Để nhận tư vấn liên hệ ngay với chúng tôi:
Đọc thêm: Sang tên sổ đỏ cần những giấy tờ gì
Nguồn: batdongsandautu.net.vn