Nhà phố là gì? Các loại hình, công năng & xu hướng đầu tư nhà phố

Nhà phố là gì? có những loại hình nhà phố nào? công năng của nhà phố là làm gì? vì sao xu hướng đầu tư nhà phố ngày càng phát triển? câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

NHÀ PHỐ LÀ GÌ?

 

NHÀ PHỐ LÀ GÌ?

  • Định nghĩa nhà phố 1: Nhà phố hay còn được gọi là nhà mặt phố. Dùng để chỉ những ngôi nhà được xây dựng tại vị trí mặt tiền, có lợi thế về mặt kinh tế, có công năng linh hoạt.
  • Định nghĩa nhà phố 2: Nhà phố là chỉ những căn hộ được xây dựng ở mặt đường lớn, nơi có mật độ cư dân cao và được xây dựng nhiều ở những thành thị. Nhà phố thường có vị trí đắc địa. 
  • Định nghĩa nhà phố 3: Nhà phố hay còn có tên gọi là town house là dạng nhà ở được xây dựng phổ biến tại thành thị, nơi tập trung dân cư đông đúc, có giao thông phát triển thuận lợi cho việc đi lại và kinh doanh. Nhà phố có nhiều loại như xây dựng nhà phố sân vườn, nhà phố thương mại, nhà phố xanh…

Như vậy, định nghĩa nhà phố là gì trong 3 định nghĩa trên khá tương đồng và đều có đặc điểm chung là nhà phố được xây dựng tại các vị trí đắc địa, mặt tiền có sự phát triển về kinh tế, nơi tập trung đông dân cư và có hoạt động kinh doanh thương mại sầm uất.

CÔNG NĂNG CỦA NHÀ PHỐ

Công năng của nhà phố so với loại nhà ở bình thường có phần linh hoạt hơn. Chủ sở hữu nhà phố có thể sử dụng vừa để ở, vừa để kinh doanh sinh lời, cho thuê lại. Sự linh hoạt này giúp các nhà đầu tư bất động sản cực kỳ yêu thích.

 

CÔNG NĂNG CỦA NHÀ PHỐ

CÁC LOẠI HÌNH NHÀ PHỐ PHỔ BIẾN

Nhà phố liền kề 

 

NHÀ LIỀN KỀ LÀ GÌ?

Đây là loại nhà phố có kiến trúc xây dựng đồng bộ thống nhất theo thiết kế của đơn vị CDT, các căn nhà sẽ được xây sát nhau và liền tường.

Loại hình này thường sẽ kết hợp với những tổ hợp như khu vực mua sắm, khu vực vui chơi, trung tâm thương mại. Vừa tăng tiện ích cho nội khu dự án, vừa tăng hiệu quả cho việc kinh doanh liền kề.

Nhà phố thương mại 

Nhà phố thương mại hay còn gọi là shophouse. Vậy shophouse là gì? Đây là một loại hình rất phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây. Loại hình này kết hợp giữa ở và kinh doanh. Tầng dưới được thiết kế để kinh doanh buôn bán, cho thuê lại; tầng trên được thiết kế như căn hộ bình thường để ở hoặc cho thuê lưu trú. Hoặc chủ sở hữu có thể linh hoạt cho kinh doanh toàn bộ cửa hàng, cho thuê lại toàn bộ mặt bằng tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục đích của chủ sở hữu. 

 

Nhà phố thương mại 

Những căn nhà phố thương mại thường sẽ được thiết kế tối thiểu từ 2 tầng trở lại. Đặc biệt, loại hình này thường phát triển ở những trục đường chính, mặt đường có mặt tiền rộng, có lượng cư dân đông đúc, hoạt động giao thương sầm uất. 

Nhà phố xanh

 

Nhà phố xanh

Nhà phố xanh là một loại hình nhà phố có thiết kế hướng tới môi trường, gần gũi với thiên nhiên. Các chất liệu, vật liệu để xây dựng và thiết kế của nhà phố xanh được ưu tiên các loại vật liệu gần gũi, có độ bền cao và chi phí hợp lý. Đây là giải pháp bảo vệ môi trường, đồng thời cũng thích hợp cho những người già, người lớn tuổi an dưỡng, nghỉ hưu. 

Nhà phố sân vườn

Loại nhà phố này có diện tích lớn, ngoài căn nhà sẽ còn có thiết kế sân vườn mang lại không gian thoáng đãng. Hoặc một số kiến trúc sẽ thiết kế tận dụng những khoảng không gian trống như sân thượng, giếng trời,… để thiết kế những tiểu cảnh, sân vườn sinh thái. Loại hình này hướng tới để ở, mang lại cho gia đình những tiện nghi và sự thoải mái. 

ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA NHÀ PHỐ

Ưu điểm của loại hình nhà phố 

Xu hướng phát triển ngày càng mạnh của nhà phố khiến nhiều người không chỉ tò mò nhà phố là gì mà còn muốn biết ưu nhược điểm của loại hình này. Dưới đây là những ưu điểm của loại nhà phố: 

  • Phù hợp cho việc kinh doanh nhờ vị trí đắc địa: giao thông thuận lợi, đông cư dân sinh sống, hoạt động kinh doanh buôn bán nhộn nhịp. 
  • Có thể tận dụng tối đa công năng – tối đa hoá lợi nhuận từ tầng trệt đến tầng thượng (trên tầng thượng có thể tận dụng cho thuê treo băng rôn, quảng cáo)
  • Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định việc sửa chữa, cải tạo ngôi nhà theo ý mà không cần phải thông báo tới ban quản lý dự án. Mọi hoạt động của gia đình cũng riêng tư và thoải mái. 
  • Không mất chi phí gửi xe, chi phí bảo trì thang máy, điện nước chung… 
  • Tính thanh khoản cao 
  • Giá trị BĐS được bảo toàn và gia tăng nhờ là loại hình BĐS gắn liền với đất.

Nhược điểm của loại hình nhà phố

Dù sở hữu những ưu điểm cực kỳ tốt nhưng loại hình này cũng có những nhược điểm mà khi mua nhà phố bạn cần lưu ý. Đó là:

  • Sẽ phải đối mặt với tiếng ồn: vị trí mặt tiền đường, nơi có hoạt động kinh doanh buôn bán sấm uất, đông đân cư thì hẳn nhiên không thể thiếu tiếng ồn. Do vậy, nếu chọn nhà phố để ở thì bạn cũng cần xác định sẽ sống chung với tiếng ồn. 
  • Vấn đề an ninh: Vì đủ sự riêng tư, thoải mái nên vẫn đề an ninh cũng sẽ có sự hạn chế. Các vấn đề về trộm cắp, hoả hoạn… cũng khó kiểm soát. Tuy nhiên, nếu mua nhà phố trong những khu đô thị, dự án lớn có chủ đầu tư uy tín và quản lý chuyên nghiệp thì vấn đề này sẽ được khắc phục. 
  • Khó kết nối với cộng đồng cư dân xung quanh: tính đặc thù độc lập và riêng biệt nên việc nhà nào biết nhà đấy là điều dễ thấy ở những căn nhà phố thương mại. 

 

Nhược điểm của loại hình nhà phố

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÀ PHỐ TẠI VIỆT NAM

Những năm gần đây, theo tốc độ đô thị hoá của Việt Nam, loại hình nhà phố ngày càng được phát triển mạnh mẽ. Tại các vị trí trung tâm thành phố Hà Nội, Sài Gòn hay những tuyền đường phố xá tấp nập hiện nay đều được nhiều chủ đầu tư tận dụng để phát triển mô hình này. Sự xuất hiện của nhà phố thương mại trong các dự án đô thị giải quyết được bài toán, khắc phục hạn chế của loại hình nhà phố kiểu cũ. Đó là diện mạo, kiến trúc đồng bộ, hiện đại hơn.

Chủ trương quy hoạch đô thị đồng bộ vừa tăng thẩm mỹ cảnh quan cho đô thị, vừa tăng hiểu quả về mặt kinh tế đã thúc đấy loại hình BĐS nhà phố thương mại phát triển. Không chỉ vậy, hiện nay các đơn vị đầu tư cũng rất có tầm nhìn khi linh hoạt xây dựng và thiết kế loại hình này nằm trong các tổ hợp dự án đa dạng.

  • Tại các khu đô thị mới, hiện đại và văn minh, nhà phố thương mại xuất hiện tăng thêm dịch vụ, tiện ích cho khu đô thị.
  • Những khu du lịch nghỉ dưỡng, những căn nhà phố trở thành mắt xích quan trọng, bổ trợ cho các hoạt động vui chơi giải trí, trải nghiệm mua sắm, nghỉ ngơi thư giãn. Giúp tăng khả năng chi tiêu của du khách, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của tổng thể khu du lịch nghỉ dưỡng.
  • Tại những tuyến đường sầm uất, trung tâm của trung tâm thì đây là loại hình phục vụ cho hoạt động buôn bán, mua sắm của cư dân.

Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ đó, nhu cầu sở hữu và đầu tư nhà phố – shophouse ngày càng được các chủ đầu tư săn đón. Đó cũng là lý do vì sao nhiều nhà đầu tư mới tìm hiểu về khái niệm nhà phố là gì? loại hình này phát triển và sinh lời ra sao?… để chuẩn bị cho những thương vụ đầu tư sắp tới. Quý vị có thể xem thêm về chủ đề những ai nên đầu tư Shophouse thương mại để có thêm thông tin kiến thức cho mình.

Đọc thêm các dự án Shophouse hiện nay:

Shophouse tại dự án Novaworld Phan Thiết

Shophouse tại dự án Thanh Long Bay

Nguồn: http://batdongsandautu.net.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *