Những ai nên đầu tư shophouse thương mại?

Những ai nên đầu tư shophouse thương mại? Shophouse là một mô hình bất động sản đầu tư đang được giới địa ốc ưa chuộng trong những năm gần đây. Loại hình này có công năng đa dạng, hiệu quả sinh lời được các chuyên gia đánh giá cao.

SHOPHOUSE – NHÀ PHỐ THƯƠNG MẠI LÀ GÌ?

Shophouse là một loại hình bất động sản có tên gọi Việt Nam là nhà phố thương mại. Đây là mô hình nhà ở kiểu mới được tích hợp công năng giữa ở và kinh doanh thương mại. Chủ sở hữu shophouse vừa có thể kinh doanh hoặc cho thuê lại mặt bằng để kinh doanh ở tầng thấp và ở tại tầng cao.

 

Ưu điểm của loại hình shophouse – nhà phố thương mại 

  • Vị trí đắc địa: Thông thường, để đạt được hiệu quả & công năng tối ưu, loại hình này thường sở hữu vị trí trung tâm của một khu đô thị, trung tâm thương mại hay những vị trí có dân cư tập trung đông đúc, có hoạt động kinh doanh thương mại sầm uất để đảm bảo về mặt lợi nhuận khi đầu tư.
  • Số lượng giới hạn: Một điểm lợi thế giúp vừa đảm bảo giá trị của những căn nhà phố thương mại, vừa đảm bảo hiệu quả sinh lời đó là số lượng được phát triển trong một khu vực rất hạn chế. Bởi loại hình này dù có khả năng mang về hiệu quả cao nhưng cũng yêu cầu khắt khe về các yếu tố về vốn, vị trí sản phẩm, khách hàng tiềm năng. Do đó, số lượng shophouse trong một khu vực/dự án thường rất khan hiếm.
  • Thiết kế thông minh và tiện lợi: Thiết kế của shophouse rất đa công năng giúp tách biệt các không gian và mang đến cho chủ sở hữu nhiều lựa chọn kinh doanh như: Mở cửa hàng, cho thuê lại, làm văn phòng cho thuê, ở, kết hợp giữa nhiều hình thức kinh doanh khác nhau.
  • Thuận tiện di chuyển: Vì sở hữu vị trí đắc địa nên việc di chuyển đi lại từ sản phẩm đến các tiện ích quanh khu vực, các khu vực khác đều rất thuận lợi.
  • Thanh khoản tốt: Nhờ vào tính hữu dụng, đa công năng nên khi muốn thanh khoản, chủ nhân shophouse cũng dễ dàng thanh khoản hơn.
  • Sinh lời cao từ việc cho thuê: Là một loại hình kinh doanh thương mại, có khả năng thu về lợi nhuận lớn nên giá cho thuê đối với shophouse cũng cao hơn rất nhiều so với các loại hình BĐS nhà ở truyền thống.
  • Cơ hội tăng giá trị BĐS lớn: Vị trí đắc địa, đa công năng, tiềm năng phát triển mạnh… là những cơ sở giúp sản phẩm nhà phố thương mại dễ dàng tăng giá trị theo thời gian. Đặc biệt là những căn shophouse có vị trí ở những trung tâm thành phố, có hoạt động thương mại sầm uất.

Nhược điểm của loại hình shophouse – nhà phố thương mại 

Dù vậy, nhà phố thương mại vẫn tồn tại những hạn chế như:

  • Vốn đầu tư lớn
  • Cần có cộng đồng cư dân lớn – Nguồn khách hàng tiềm năng để mang về doanh thu cho chủ sở hữu

XU HƯỚNG ĐẦU TƯ SHOPHOUSE TẠI VIỆT NAM

Tại Việt Nam, xu hướng đầu tư shophouse ngày càng được ưa chuộng. Điều này được thể hiện khi khảo sát thị trường các thành phố lớn, shophouse xuất hiện rất nhiều ở những khu vực trung tâm thành phố, các dự án đô thị đông dân cư, các khu du lịch nghỉ dưỡng resort có quy mô hay tại ngay các khối đế chung cư… Sự phát triển và thích nghi của loại hình với môi trường mới như Việt Nam không thể thiếu bàn tay và bộ óc linh hoạt của những đơn vị chủ đầu tư có tầm nhìn.

xu-huong-dau-tu-shophouse

Hẳn nhiên, sự xuất hiện của loại hình shophouse được giới địa ốc vô cùng đón nhận. Hiện nay, xu hướng đầu tư shophouse tại Việt Nam rất phổ biển ở những phân khúc như:

  • Xu hướng đầu tư shophouse trong khu đô thị khép kín
  • Xu hướng đầu tư shophouse tại các trung tâm thành phố
  • Xu hướng đầu tư shophouse tại các resort du lịch nghỉ dưỡng
  • Xu hướng đầu tư shophouse tại ngay khối đế các toà chung cư

NHỮNG AI NÊN ĐẦU TƯ SHOPHOUSE?

nhung-ai-nen-dau-tu-shophouse

Rất nhiều người có thể sở hữu và đầu tư shophouse để kinh doanh sinh lời. Nhà đầu tư có thể check-list những đối tượng khách hàng sau đây để xem bản thân có phù hợp để đầu tư vào loại hình này hay không.

  1. Người nên đầu tư shophouse là người có nguồn vốn nhất định, đủ lớn để chi trả tối thiểu từ 50 – 70% giá trị của shophouse. Đồng thời, cần có dòng tiền ổn định để chi trả cho khoản vay khi mua.
  2. Người lớn tuổi, có số vốn nhất định muốn đầu tư vào một sản phẩm có khả năng mang về lợi nhuận lâu dài, dòng tiền sinh lời ổn định.
  3. Người đầu tư muốn sở hữu một tài sản đầu tư an toàn, giữ giá trị của dòng tiền nhưng lợi nhuận cần đảm bảo hơn các kênh đầu tư truyền thông như gửi tiết kiệm ngân hàng, chứng khoán, ngoại tệ hay vàng, tiền ảo…
  4. Người muốn sở hữu một ngôi nhà phố/chung cư để cho thuê nhưng muôn cho thuê được với giá thuê cao hơn thì có thể cân nhắc tới loại hình shophouse.
  5. Những người muốn đầu tư và sở hữu nhà phố thương mại để làm tài sản vừa sinh lời, vừa là tài sản thừa kế cho con cháu khi trưởng thành.
  6. Những người đang tìm kiếm một mặt bằng/BĐS để vừa ở, vừa kinh doanh sinh lời
  7. Cá nhân/tổ chức muốn có một mặt bằng tốt để kinh doanh các dịch vụ như: cửa hàng thời trang, quán cafe, dịch vụ cao cấp…
  8. Những gia đình có nhu cầu sống trong một môi trường sống đầy đủ tiện ích nhưng không muốn sống tại chung cư, không muốn ở tầng cao.
  9. Những nhà đầu tư chuyên đầu tư vào bất động sản dòng tiền, loại hình vừa sinh lời vừa gia tăng lãi vốn

Như vậy, đối tượng những ai nên đầu tư shophouse có thể nói là rất rộng. Tuy nhiên, chung quy lại mục đích sở hữu shophouse đều là hy vọng sẽ sở hữu một BĐS có thể mang về nguồn lợi nhuận lớn, dòng tiền ổn định, gia tăng giá trị theo thời gian. Điều quan trọng nhất, năng lực tài chính của nhà đầu tư cũng cần đảm bảo để phù hợp với loại hình này.

KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ SHOPHOUSE HIỆU QUẢ 

Pháp lý sở hữu shophouse 

Kinh nghiệm đầu tư shophouse xương máu đầu tiền mà nhà đầu tư cần ghi nhớ đó là hiểu rõ về pháp lý shophouse trước khi đầu tư. Hiện nay, shophouse được chia làm 2 loại hình chính: shophouse thuộc khối đế chung cư và shophouse thấp tầng. Pháp lý đối với 2 loại hình này cũng có sự khác biệt. Cụ thể:

  • Shophouse – nhà phố thương mại thấp tầng thuộc khu Biệt thự liền kề thì sẽ áp dụng quy định sở hữu như biệt thự, liền kề thông thường. Tức, chủ sở hữu được cấp sổ và thời gian sử dụng ổn định lâu dài (Theo quy định tại Luật đất đai 2013).
  • Shophouse thuộc khối đế chung cư được áp dụng với quy định tại điều 43-Luật đầu tư 2014, khoản 3 Điều 126- Luật đất đai 2013. Dự án xây dựng nhà ở thương mại có thời hạn 50 năm và thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án. Shophouse khối đế được xây dựng với mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ nên được quyền sở hữu công trình, quyền sử dụng đất theo thời hạn giao đất của chủ đầu tư là 50 năm. Điều này cũng lý giải vì sao nhiều khách hàng thắc mắc tại sao shophouse chỉ sở hữu 50 năm.

Dù vậy, shophouse thuộc khối đế chung cư vẫn rất được nhà đầu tư ưa chuộng với những ưu điểm vượt trội như: dòng tiền cho thuê tốt, diện tích nhỏ nên chi phí đầu tư không quá lớn, có số hồng và thủ tục chuyển nhượng như căn hộ bình thường.

Ngoài ra, cũng liên quan đến vấn đề pháp lý, nhà đầu tư cần lưu ý khi mua bán shophouse để đảm bảo quyền lợi cũng như an toàn trong giao dịch. Cụ thể:

  • Nắm rõ giá mua bán shophouse được thoả thuận
  • Nắm rõ thời gian bàn giao shophouse
  • Tìm hiểu kỹ chất lượng công trình như: vật liệu, nội ngoại thất, điều kiện và các hạng mục bàn giao chi tiết
  • Chi phí quản lý, dịch vụ, điện nước, đơn vị quản lý vận hành khi shophouse được đưa vào vận hành kinh doanh
  • Nắm rõ thoả thuận và quy định, điều khoản các mặt hàng được bán, không được bán
  • Các giấy tờ, thủ tục cần công chứng khi tiến hành mua bán.

Tại sao nên mua shophouse mà không phải loại hình khác? 

Nhờ công năng đa dạng, đây là loại hình giúp nhà đầu tư có thể thu lời một cách linh hoạt như:

  • Nhà đầu tư có thể vừa ở, vừa tự kinh doanh một mặt hàng nào đó tại tầng thấp, tận dụng tầng áp mái để cho thuê treo pano, áp phích quảng cáo tận thu từ đó.
  • Hoặc có thể ở, cho thuê lại mặt bằng tầng thấp nếu muốn an nhàn và thu lời ổn định mà không cần mất quá nhiều công sức
  • Ngoài ra, đây là loại hình cực kỳ linh hoạt nếu nhà đầu tư đầu tư mua shophouse tại các khu du lịch nghỉ dưỡng, resort có lượng du khách lớn. Có thể kinh doanh và khai thác tối đa lợi nhuận bằng cách dùng toàn bộ mặt bằng các tầng để kinh doanh với nhiều cách thức khác nhau: mở cửa hàng; nhà hàng, quán cafe, kết hợp kinh doanh tầng thấp và cho thuê lưu trú tại tầng cao…

Chính sự linh hoạt này giúp loại hình này được ưa chuộng bởi những nhà đầu tư nhanh nhạy & thông thái, có tầm nhìn hơn là những loại hình BĐS truyền thống khác như nhà, căn hộ chung cư cho thuê…

DAU-TU-SHOPHOUSE

Muốn đầu tư shophouse hiệu quả cần ghi nhớ 3 điều sau

  • 1: Tính toán rủi ro khi đầu tư shophouse 

Bất động sản đầu tư hay bất cứ kênh đầu tư nào cũng tồn tại rủi ro. Vì thế, cần chủ động nắm rõ những rủi ro có thể xảy ra và có phương án để xử lý, kiểm soát những rủi ro đó. Đối với nhà phố thương mai, khi đầu tư quý vị cần lưu ý đến những vấn đề sau:

– Đánh giá giá trị thức của nhà phố và yếu tố thanh khoản sản phẩm. Cần nhìn vào những cơ sở thực tế mà không phải “bánh vẽ” các môi giới, chủ đầu tư vẽ ra. Điều này cũng cần đến sự nhạy bén của nhà đầu tư với lĩnh vực này. 

– Lưu ý về thời hạn sử dụng của shophouse là lâu dài hay 50 năm. Sau đó tính toán về lợi nhuận xem có phù hợp không? nếu mọi thứ đều ổn, hãy tìm hiểu tiếp về hạng mục sau 50 năm có được gia hạn hay không? Chủ đầu tư có cam kết gia hạn thêm thời gian không? và thời gian gia hạn là bao lâu? 

– Lưu ý về tiến độ thi công, thời gian bàn giao của shophouse

  • 2: Đánh giá tiềm năng kinh doanh của shophouse dựa trên các tiêu chí như: vị trí, mặt hàng kinh doanh, sức cạnh tranh, nhu cầu của cư dân để biết lượng cung – cầu.
  • 3: Tính thanh khoản của shophouse cần cao để đảm bảo khi cần thiết có thể thanh khoản ngay

Trên đây là nội dung những ai nên đầu tư shophouse, xu hướng đầu tư shophouse tại Việt Nam và kinh nghiệm để đầu tư shophouse hiệu quả. Hy vọng quý vị đã có những thông tin hữu ích cho mình.

Các dự án shophouse HOT:

Shop Vinwonders Phú Quốc

Vincom Shophouse Bắc Giang

Nguồn: http://batdongsandautu.net.vn