Rủi ro khi kinh doanh homestay dẫn tới thất bại của nhiều người

Kinh doanh Homestay là một trong những hình thức kinh doanh cực kỳ phát triển trong những năm gần đây tại các thành phố lớn và những nơi có tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết kinh doanh homestay hiệu quả. Nhiều người đã thất bại vì không lường trước được những rủi ro để có phương án kiểm soát ngay từ đầu.

KINH DOANH HOMESTAY LÀ GÌ?

Kinh doanh homestay là một hình thức lưu trú được phát triển rộng khắp trên thế giới. Chi phí ở homestay thường rẻ hơn khi bạn lựa chọn hình thức lưu trú khác như tại khách sạn hay biệt thự. Hiểu một cách nôm na, homestay chính là nhà của người dân địa phương. Một số ưu điểm khi du khách lưu trú tại homestay và cũng là yếu tố thu hút du khách khách là:

  • Ở homestay ngoài chi phí thì rẻ hơn so với ở khách sạn, biệt thự, resort nghỉ dưỡng
  • Được trải nghiệm những văn hoá bản địa, học hỏi thêm kiến thức vùng miền
  • Được tiếp xúc trực tiếp với người dân bản địa
  • Thiết kế của các căn homestay cũng vô cùng đa dạng, ít trùng lặp nên du khách sẽ có trải nghiệm khác nhau

rui-ro-khi-kinh-doanh-homestay

Tuy nhiên, hiện nay việc kinh doanh homestay trở nên ngày càng đa dạng và có sự thay đổi hơn so với khái niệm xưa gốc. Thay vì người dân bản địa mở ra dịch vụ thì nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư thuê lại hoặc tự xây dựng một khu homestay để kinh doanh. Dù vậy, việc kinh doanh homestay cũng có nhiều rủi ro mà người kinh doanh cần chủ động kiểm soát.

RỦI RO KHI KINH DOANH HOMESTAY: MUÔN VÀN KIỂU KHÁCH

Chiều lòng “thượng đế” là một trong những tiêu chí hàng đầu khi hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn, lưu trú. Tuy nhiên, bạn khó có thể lường trước hết những rắc rối do khách gây ra. Và việc phải đi giải quyết hậu quả cũng vừa mất thời gian vừa gây thiệt hại về tài chính. Dưới đây là những trường hợp rủi ro có thể đến từ phía khách hàng:

rui-ro-khi-kinh-doanh-homestay

  • Khách cho “leo cây”: đã book phòng nhưng không đến nhận phòng. Điều này dễ gây tổn thất tài chính cho chủ nhân homestay.

> Vì thể, để cải thiện thì bạn nên có chính sách book phòng – huỷ phòng rõ ràng. Gần đến ngày check-in thì bạn nên liên hệ lại với khách để xác nhận lại lịch với khách. Cách này không chỉ giúp khách có cảm giác được chăm sóc nhiệt tình mà phía homestay cũng sẽ chắc chắn hơn.

  • Khách review không chính xác về homestay: Thị trường cạnh tranh hoặc vì một lý do nào đó mà khách có cái nhìn tiêu cực về homestay của mình, từ đó dẫn đến những “án phốt” không đáng có.

> Trong trường hợp này bạn có thể làm việc để khiếu nại khách, đưa ra những dẫn chứng thuyết phục để phản hồi các review không chính xác đó.

  • Khách dùng đồ đạc của homestay không có ý thức: gây tổn thất, hỏng hóc các đồ đạc trong nhà hoặc làm ngôi nhà của bạn trở nên bẩn thỉu, bừa bãi.

> Để giải quyết, bạn nên có quy định chung nhắc nhở về những trách nhiệm, nghĩa vụ của khách khi thuê homestay. Và cần có phương án phạt, đền bù khi khách vi phạm.

RỦI RO KHI KINH DOANH HOMESTAY: TỪ PHÍA CHỦ NHÀ

Không phải tất cả các chủ homestay đều là chủ nhà. Nhiều chủ homestay thuê lại nhà để kinh doanh homestay, vì thế cũng tồn tại những rủi ro từ phía chủ nhà mà người kinh doanh cần lưu ý đến việc thời hạn thuê nhà. Bởi có thể bạn sẽ gặp phải rủi ro khi chủ nhà đòi nhà gấp. Bạn cần xác định, thuê nhà thì sẽ có thể xảy ra rủi ro này. Do đó, cần làm hợp đồng chặt chẽ, nên thuê dài hạn và có hợp đồng bồi thường thiệt hại trong trường hợp đôi bên không làm theo thoả thuận.

RỦI RO KHI KINH DOANH HOMESTAY: PHÁP LÝ

Thiếu giấy phép kinh doanh, không khai báo khách lưu trú là điều mà người kinh doanh homestay cũng cần lưu ý. Nhiều người mới bước chân vào lĩnh vực kinh doanh nên còn thiếu hiểu biết về vấn đề pháp lý, không để ý tới. Đến khi bị rà soát tới thì mới vỡ lẽ cần làm gì. Để tránh cho rủi ro này xảy ra thì bạn nên tìm hiểu trước khi quyết định mở dịch vụ homestay.

rui-ro-khi-kinh-doanh-homestay

TIP HAY CẦN NOTE KHI KINH DOANH HOMESTAY

Ngoài những rủi ro có thể gặp phải khi kinh doanh homestay thì bạn cũng nên tìm hiểu những kinh nghiệm, kiến thức xoay quanh lĩnh vực này để chuẩn bị trước. Từ đó, bạn có thể chủ động kiểm soát rủi ro cho mình.

Tip 1: Cần đăng ký giấy tờ, thủ tục pháp lý

Cần đăng ký kinh doanh homestay với cơ quan chức năng. Giấy tờ, thủ tục đăng kỳ cần có 4 loại: đăng ký giấy phép kinh doanh homestay; chứng nhận phòng cháy chữa cháy; chứng nhận An ninh trật tư; chứng nhận công nhận xếp hạng.

Tip 2: Dự trù & tính toán các chi phí cần chi trả khi kinh doanh

  • Tính toán các loại chi phí cần bỏ ra khi kinh doanh homestay:
  • Phí thuê nhà/căn hộ
  • Phí đặt cọc thuê nhà
  • Phí thiết kế nội thất, ngoại thất
  • Chi phí chạy marketing, PR
  • Chi phí vận hành homestay (nhân sự, điện nước, dịch vụ)

Tip 3: Chọn vị trí & loại hình homestay phù hợp

Bạn có thể setup một homestay theo các mô hình như biệt thự, nhà riêng, chung cư, căn hộ studio, bungalow, phòng Dorm, phòng riêng,… tuy nhiên, cần tuỳ thuộc vào vị trí của nơi quyết định kinh doanh homestay để quyết định nên setup theo phong cách nào cho hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng cần tính toán đến đối tượng khách hàng mục tiêu hướng tới sẽ là ai để có thể setup và lên kế hoạch sao cho hiệu quả.

Chúng tôi là đơn vị có kinh nghiệm chuyên phân phối các dòng sản phẩm BĐS (đất nền, biệt thự biển, condotel/căn hộ khách sạn, shophouse/nhà phố thương mại, thuê nhà xưởng, officetel,….)

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN & TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đọc thêm:

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay như nào?

Tổng hợp các dự án bất động sản nghỉ dưỡng HOT

Nguồn: http://batdongsandautu.net.vn