Vi bằng là gì? Giá trị pháp lý vi bằng khi mua nhà đất

Vi bằng là gì? Đây là thuật ngữ mà nhiều khách hàng mua bán BĐS hiện nay vẫn chưa thực sự hiểu rõ về chúng. Còn khá nhiều những cân hỏi xung quanh như mua bán nhà đất bằng vi bằng có an toàn không? Giá trị pháp lý vi bằng khi tiến hành mua bán nhà đất là như nào? Cùng giải mã thông tin qua bài viết dưới đây.

 

Vi bằng là gì?

Vi bằng là gì?

Định nghĩa

Vi bằng được hiểu là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, âm thanh, video kèm theo nếu cần thiết. Trong khoản 3, điều 2, Nghị định 135/2013/NĐ-CP Vi bằng do thừa pháp lại lập, ghi nhận lại hình vi, sự kiện được dùng làm chứng trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Vi bằng chi ghi nhận những hành vi, sự kiện mà Thừa phát lại trứng kiến trực tiếp theo khách quan, trung thực. Trong một số trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng trong quá trình lập Vi bằng. Các tài liệu này có giá trị chứng cứ nếu như các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến việc lập Vi bằng này.

Đặc điểm

Vi bằng có các đặc điểm cơ bản như sau:

  • Được lập bởi thừa phát lại sau một quá trình họ quan sát và trực tiếp chứng kiến, thừa phát lại ghi lại sự việc khách quan, trung thực.
  • Hình thức: là văn bản và phải do chính Thừa phát lại lập ra chứ không được ủy quyền, nhờ người khác lập hoặc nhờ người khác ký thay.
  • Việc lập vi bằng phải tuân thủ đúng theo yêu cầu trình tự của pháp luật về cả nội dung và hình thức văn bản.
  • Sẽ là chứng cứ có giá trị chứng minh nếu nó được thừa pháp lại lập ra đúng quy trình, yêu cầu của pháp luật. Nó thường được lập ra tại thời điểm giao dịch.
  • Có thể được sao chép và sử dụng làm chứng cứ lâu dài tuy nhiên việc sao chép, vào sổ theo dõi và lưu trữ văn bằng cũng phải đúng theo quy định về bảo mật và lưu trữ.

Giá trị pháp lý vi bằng khi mua nhà đất

Giá trị pháp lý vi bằng nhà đất hiện nay

Vi bằng nhà đất hiện nay là một trong những văn bản nhưng không thể thay thế được văn bản công chứng hoặc văn bản chứng thực.

Tuy nhiên thì tòa án có thể sử dụng vi bằng nhà đất để làm nguồn chứng cứ giải quyết các vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời đây cũng là một trong những căn cứ để chúng ta thực hiện các giao dịch giữa cơ quan tổ chức hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật.

Bán nhà đất qua công chứng vi bằng có đúng không?

Theo đúng luật pháp hiện nay thì trường hợp bán nhà đất qua công chứng vi bằng là hoạt động không đúng và có được coi là hành vi lừa đảo. Bởi thuộc phát lại nhà đất chưa được nhà nước trao quyền công chứng.

Việc nhiều công ty môi giới bất động sản sử dụng thuật ngữ công chứng vi bằng thừa phát lại với mục đích chính của họ là để thuyết phục khách hàng mua bất động sản. Và thuật ngữ này không hề có giá trị pháp lý.

Thừa phát lại nhà đất chỉ được nhà nước cấp trong những trường hợp sau đây.

  • Theo yêu cầu đưa ra của cơ quan thi hành án khi tống đạt
  • Theo yêu cầu của tổ chức hoặc cơ quan khi lập vi bằng
  • Thiết lập những điều kiện để thực hiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự liên quan

Những trường hợp mất nhà đất do mua nhà đất bằng vi bằng

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều trường hợp khi mua nhà đất bằng vi bằng bị mất trắng. Những trường hợp rất dễ gặp theo dạng này nên lưu tâm như:

  • Trong trường hợp tài sản nhà đất mà bạn mua là vật thế chấp cho ngân hàng. Chủ sở hữu đất đai hoặc nhà ở đã dùng sổ đỏ để thế chấp cho ngân hàng. Còn vi bằng nhà đất thì dùng để bán nhà đất cho bạn nhằm lấy tiền, đây là điều nguy hiểm vì có thể mất tài sản vào tay ngân hàng.
  • Một nhà được sử dụng để bán cho người người với hình thức vi bằng nhà đất. Có thể xảy ra tình trạng tranh chấp hoặc mất trắng nếu như có người mua sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Chính vì thế mà bạn cần lưu tâm trong những giao dịch này.

Trường hợp thừa phát lại nhưng không được phép thành lập vi bằng

Chúng tôi sẽ nêu ra những trường hợp điển hình như sau:

  • Trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích cũng như quyền của bản thân và người thân thích liên quan (bao gồm có vợ chồng, con cái, cha mẹ…)
  • Trường hợp vi phạm các vấn đề về quốc phòng và an ninh.
  • Ảnh hưởng đến đời sống riêng tư hoặc bí mật của gia đình và cá nhân vi phạm theo điều luật quy định tại bộ luật dân sự.
  • Ghi nhận để có thể chuyển đổi quyền sử dụng đất đai và tài sản nhưng không có giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng.
  • Nhắn ghi nhận để thực hiện những hành vi giao dịch trái với quy định pháp luật Việt Nam.
  • Trường hợp cán bộ hoặc công chức sĩ quan quân đội nhân dân hoặc những đơn vị trực thuộc quân đội đang thi hành công vụ.
  • Không thuộc phát lại trực tiếp chứng kiến trong việc ghi nhận sự kiện.

Ngoài ra nó còn quy định theo một số trường hợp khác theo pháp luật Việt Nam.

Các trường hợp lập vi bằng

  • Những công trình (nhà cửa) có nguy cơ bị nứt hoặc xuống cấp, vi bằng giúp ghi lại hiện trang để được bồi thường xứng đáng.
  • Doanh nghiệp gặp khó khăn khi xây một công trình mà bị ảnh hưởng bởi công trình kế bên, doanh nghiệp có thể tìm đến Thừa phát lại để lập vi bằng.
  • Trong trường hợp công trình được xây dựng kém chất lượng, chất lượng thi công và nghiệm thu không chính xác, bạn cũng được lập vi bằng.
  • Các hành vi liên quan đến tranh chấp tài sản.
  • Những trường hợp doanh nghiệp bị từ chối bởi một cơ quan, đơn vị cá nhân mặc dù mình đang thực hiện đúng pháp luật.

Các bước phải thực hiện khi lập vi bằng

Bước 1: Cung cấp thông tin lập vi bằng

Cung cấp những nhu cầu của doanh nghiệp, cá nhân hay đơn vị về việc lập vi bằng cho Thừa phát lại. Để có thể đăng ký mua được nhà đất, khách hàng sẽ liên hệ với Thừa phát lại và trao đổi cụ thể các thông tin. Sau khi trao đổi, nếu đồng ý thì sẽ tiến hành điền vào mẫu của tờ phiếu lập vi bằng.

Bước 2: Thương lượng và lập vi bằng

Sau khi hoàn tất thương lượng và thỏa thuận các vấn đề liên quan

Khi đã thỏa thuận và thương lượng tất cả các vấn đề, khách hàng sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin trước khi lập vi bằng. Bao gồm: Địa điểm, thời gian, chi phí lập vi bằng… Đồng thời nếu có yêu cầu tạm ứng chi phí lập vi bằng, khách hàng cũng có thể thực hiện với văn phòng của Thừa phát lại.

Lập phiếu lập vi bằng sẽ được in thành 02 bản, mỗi bên giữ 1 bản.

Bước 3: Thực hiện lập vi bằng

Việc lập vi bằng được diễn ra như thương lượng, bên Thừa phát lại cũng có thể mời người làm chứng việc lập vi bằng giữa hai bên. Từ đó đem lại sự chính xác và khách quan. Trong trường hợp xảy ra rủi ro, sẽ có những chứng cứ chứng minh cho việc lập vi bằng.

Thừa phát lại thực hiện các công việc của mình trong việc lập vi bằng như: đo đạc, chụp ảnh, quay phim…

Khi thực hiện xong, cần xem kỹ lại những giấy tờ tùy thân của khách hàng, những giấy tờ từ người làm chứng và thông tin của những khách hàng trong việc lập vi bằng. Những người nằm trong trường hợp lập vi bằng đó phải ký tên vào vi bằng.

Vi bằng được lập thành 03 bản chính theo trình tự lần lượt về thời gian và thứ tự. Bên cạnh đó luôn đảm bảo sự chính xác và khả quan cho cả hai bên.

Bước 4: Thực hiện thanh toán những thỏa thuận đã ghi trong vi bằng

Trước khi giao vi bằng, khách hàng phải ký lại và ghi những thông tin vào sổ bàn giao vi bằng. Thanh toán những chi phí phát sinh trong quá trình lập. Khách hàng được nhận lại một bản chính vi bằng để lưu giữ.

Trên đây là các thông tin vi bằng là gì cùng kiến thức giá trị pháp lý liên quan để người mua cũng như người bán nắm được tránh những rủi ro xảy ra.

Chúng tôi là đơn vị có kinh nghiệm chuyên phân phối các dòng sản phẩm BĐS (đất nền, biệt thự biển, condotel/căn hộ khách sạn, shophouse/nhà phố thương mại, thuê nhà xưởng, officetel,….)

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN & TƯ VẤN MIỄN PHÍ


Xem thêm: Các loại đất ở Việt Nam

Nguồn: batdongsandautu.net.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *