Với dân đầu tư BĐS thì đất ngân hàng thanh lý là một trong những thuật ngữ không quá xa lạ hiện nay bởi nó được bán với giá hời hơn so với thị trường. Tuy nhiên đây có chắc chắn là thương vụ đầu tư thành công với giá hời hay không? Có thể xảy ra những rủi ro nào nếu không tìm hiểu kỹ? Lời giải sẽ được bật mí qua bài viết dưới đây.
Đất ngân hàng thanh lý là gì?
Đất ngân hàng thanh lý có thể hiểu đơn giản thì đó chính là khi người vay nợ có cầm cố đất mà không có khả năng hoàn trả, ngân hàng sẽ thực hiện thanh lý đất ấy.
Đất thanh lý xuất phát từ tài sản cầm cố cho ngân hàng, nhưng phía người vay không hoàn trả khoản vay đúng hạn theo thỏa thuận
Có 2 cách mà ngân hàng dùng hiện nay để thanh lý đất.
- Cách 1: Để cho chính chủ rao bán đất
- Cách 2: Ngân hàng sẽ rao bán nếu chủ đất không đồng ý hoặc không có khả năng bán đất.
Mục đích ngân hàng rao bán đất với mục đích thu hồi cả vốn lẫn lãi nên tư tưởng đất ngân hàng thanh lý có giá rẻ là không hẳn.
Những rủi ro có thể xảy ra khi mua đất ngân hàng thanh lý
Rủi ro khi mua đất do ngân hàng thanh lý xảy ra ở cả trước khi mua và sau khi mua.
Rủi ro trước khi mua
Đây là loại đất nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều khách hàng với mục đích kiếm lời. Chính vì thế mà nhiều người đã lợi dụng điều này gắn mác ngân hàng thanh lý để bán đất của mình.
Họ thu thập được thông tin của người có nhu cầu mua sau đó liên hệ và nhận mình là nhân viên ngân hàng. Khi người mua yêu cầu đi xem đất, họ sẽ đưa đến một nơi hoàn toàn khác với những gì đã quảng cáo. Khi người mua thắc mắc thì bằng nghiệp vụ của mình, họ sẽ giải thích, thuyết phục người mua nghe theo lời họ nói. Tuy nhiên thì không phải ai cũng tỉnh táo nên không ít người đã bị lừa.
Rủi ro sau khi mua
Sau khi đã mua đất ngân hàng thanh lý thì người mua cũng có thể gặp phải những trường hợp sau:
1/ Không xác định được tình trạng pháp lý
Pháp lý của đất ngân hành thanh lý thì không được chắc chắn. Trong trường hợp làm việc trực tiếp với con nợ, lúc này bạn đang giao dịch với người không nắm quyền sở hữu đất do sổ đỏ đang được cầm cố tại ngân hàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn không thể kiểm chứng được giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà đất, tiềm ẩn nhiều rủi ro không thể lường trước.
2/ Gặp nhiều vấn đề phức tạp
Trong giao dịch mua bán này thì người mua là người gặp khá nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ 3 bên với cả người bán cũng như người của ngân hàng. Cùng với đó thì gặp khá nhiều thời gian trong khâu hoàn tất thủ tục sang tên. Nhiều trường hợp còn bị chủ sở hữu đất cũ lật kèo, không chịu bàn giao tài sản. Lúc này, bạn sẽ cần chờ đợi thi hành án tham gia cưỡng chế và tốn thêm một khoản chi phí nhất định.
3/ Kiện cáo, khiếu nại có thể xảy ra
Trong trường hợp chủ sở hữu đất cũ (người thế chấp tài sản để vay vốn) không đồng ý mua bán hoặc không hài lòng với mức giá ngân hàng bán thì thường xảy ra kiện tụng, khiếu nại. Điều này kéo dài thời gian mua bán và có thể phát sinh một khoản phí không hề nhỏ.
Lưu ý khi mua đất ngân hàng thanh lý
Để tránh rủi ro khi mua thì cần lưu ý đến những vấn đề như sau:
1/ Phải chắc chắn đó là đất do ngân hàng thanh lý
Không phải đất nào được rao bán dưới mác ngân hàng thanh lý đều là thật chính vì thế mà người mua cần phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc và xác định xem có đúng như quảng cáo hay không. Bởi thực chất đây có thể là chiêu trò quảng cáo nhằm lôi kéo người mua.
Nhiều cò đất mượn sự uy tín của ngân hàng để tạo sự an tâm. So với đất giá rẻ thì đất do chính ngân hàng thanh lý có sức hấp dẫn lớn hơn đối với người mua, chính vì vậy mà hiện nay chúng ta thấy nó xuất hiện khá phổ biến ở khắp mọi nơi.
2/ Số lượng là có hạn
Với những tin rao bán trên mạng thì chắc chắn đó không phải là đất do ngân hàng thanh lý. Bởi số lượng đất thanh lý có hạn, nếu có bán thì cũng sẽ đăng tin trên website của ngân hàng hoặc các trang báo uy tín chứ không đăng ồ ạt, tràn lan đến mức đâu đâu cũng thấy.
3/ Không phải đất nào của ngân hàng thanh lý cũng có giá trị
Với giá trị của mảnh đất có thể rẻ hơn so với thị trường nhưng thực sự giá trị miếng đất có phù hợp hay chưa. Đất có phù hợp với mục đích sử dụng của mình? Đất có khả năng phát triển, tăng giá? Đất có tính thanh khoản tốt hay không? Khi chưa có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi này thì tốt nhất phải cân nhắc kỹ càng trước khi mua.
Tóm lại, nếu là nhà đầu tư thì phải quan tâm đến yếu tố lợi nhuận, thanh khoản, tăng giá. Còn nếu là người mua thực thì cần xem xét xem có phù hợp với nhu cầu và mong muốn sử dụng của mình không. Nếu không, hãy tìm đến những mảnh đất khác được đánh giá tốt hơn.
4/ Đặt câu hỏi cuối cùng giá đất là bao nhiêu?
Tại sao đây lại là vấn đề cần lưu ý? Bởi thủ tục khá phức tạp gây tốn thời gian cũng như tiền bạc của các bên. Đặt trong trường hợp mua bán không thuận lợi, xảy ra tranh chấp, khiếu nại thì sẽ cần đến sự can thiệp của pháp luật, làm kéo dài thời gian và tốn thêm một khoản phí không nhỏ. Hoặc ngân hàng sẽ tổ chức đấu giá, thì chi phí này là do ngân hàng chịu. Khi bán đất, ngân hàng sẽ phải cộng thêm chi phí phát sinh này vào và vô tình đẩy giá đất thanh lý lên một mức cao. Rất có thể khi đến tay người mua thì đất đúng thực là đất thanh lý nhưng giá thì không còn rẻ nữa.
5/ Phải chắc chắn thông tin pháp lý của tài sản
Sau khi đã chắc chắn 4 điều nói trên thì người mua cần phải đặc biệt lưu ý về điều số 5, đó là phải nắm chắc trong lòng bàn tay về thông tin pháp lý của tài sản. Bao gồm: Đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất chưa, có đang bị tranh chấp không, có thuộc diện quy hoạch hay không… Khi không có câu trả lời chính xác cho những vấn đề này thì tốt hơn hết hãy từ chối giao dịch.
Trên đây là những thông tin cần biết về đất ngân hàng thanh lý mà người mua cần nắm được. Hy vọng thông tin này có ích đối với bạn.
Chúng tôi là đơn vị có kinh nghiệm chuyên phân phối các dòng sản phẩm BĐS (đất nền, biệt thự biển, condotel/căn hộ khách sạn, shophouse/nhà phố thương mại, thuê nhà xưởng, officetel,….)
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN
Đọc thêm: Có nên mua đất ngân hàng thanh lý
Nguồn: batdongsandautu.net.vn