Đất phát triển hạ tầng là gì? Quy định & thông tin cần nắm được

Đất phát triển hạ tầng là gì? Đất phát triển hạ tầng có thực sự là kênh đầu tư tiềm năng được nhiều nhà đầu tư quan tâm hay không? Đâu là những quy định cũng như thông tin cần nắm được về đất phát triển hạ tầng? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

 

Đất phát triển hạ tầng là gì

Đất phát triển hạ tầng là gì?

Khái niệm

Theo mục b khoản 5 Điều 3 Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 2/11/2009 thì đất phát triển hạ tầng được hiểu như sau:

Đất phát triển hạ tầng là đất để xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục – đào tạo, cơ sở thể dục – thể thao, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở dịch vụ về xã hội và chợ.

Có thể hiểu đất phát triển hạ tầng là đất hình thành các công trình năng lượng, giao thông, bưu chính viễn thông, thuỷ lợi. Và mỗi địa phương sẽ có sự khác nhau tùy vào mục đích sử dụng đất và chính sách phát triển riêng sao cho có hiệu quả nhất.

Đây cũng là căn cứ để Nhà nước thực hiện việc đền bù về đất cho người dân khi có quy hoạch cần thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội.

Mục đích & phân loại

Đất phát triển hạ tầng bao gồm các loại đất sau:

  • Đất lúa nước
  • Đất rừng phòng hộ
  • Đất rừng đặc dụng
  • Đất quốc phòng
  • Đất an ninh
  • Đất khu công nghiệp
  • Đất phát triển hạ tầng
  • Đất di tích danh thắng: phục vụ mục đích du lịch theo quy định của pháp luật
  • Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại: xây dựng cơ sở xử lý, chôn lấp chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác
  • Đất đô thị
  • Đất khu bảo tồn thiên nhiên: bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật
  • Đất nông thôn, nông nghiệp: xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống, các công trình công cộng

Những quy định & thông tin về đất phát triển hạ tầng

Làm sao để biết thông tin đất phát triển hạ tầng?

Với đất phát triển hạ tầng không phải dễ dàng có được thông tin và đặc biệt là sẽ có sự thay đổi. Và để biết được chính xác thông tin về đất phát triển hạ tầng cần:

  • Kiểm tra quy hoạch dựa trên thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Nhờ công ty nhà đất, dịch vụ ở địa phương kiểm tra quy hoạch. Thông tin cơ quan này có được do phòng Tài nguyên và Môi trường cấp.
  • Xin cấp Chứng chỉ xác nhận quy hoạch của phần đất mình định mua, việc này sẽ giúp có được thông tin đảm bảo chính xác và rõ ràng (cách này là chính xác nhất).
  • Liên tục làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường, đồng thời xác định rõ vị trí địa giới của các khu vực nhà đất.

Có được mua bán/chuyển nhượng đất phát triển hạ tầng?

Theo luật hiện hành thì hoàn toàn có thể mua bán đất phát triển hạ tầng. Tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như khả năng tài chính để quyết định có nên mua đất phát triển hạ tầng hay không.

Và khi quyết định mua loại đất này, bạn phải chắc chắn khu vực đất đó sẽ được sử dụng để làm gì và thời gian triển khai thực hiện là bao lâu.

Lưu ý: trường hợp đất nằm trong diện phát triển hạ tầng nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất và được bán với mức giá rẻ, bạn vẫn nên cân nhắc mua. Bởi loại đất này chỉ là nhóm đất nằm trong dự kiến quy hoạch của địa phương, có thể được thay đổi hay gỡ bỏ trong tương lai.

Chính vì thế nếu muốn mua đất này thì nên mua đất có các đề án quy hoạch của địa phương tối thiểu là 05 – 10 năm. Bởi kế hoạch sử dụng đất quá dài sẽ có khả năng được gỡ bỏ là rất cao.

Lưu ý khi mua đất phát triển hạ tầng

Để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra thì khi mua đất phát triển hạ tầng thì khách hàng cần nên lưu ý những vấn đề sau:

– Chọn những khu vực giá rẻ, nếu đất có thu hồi và được đền bù vẫn không bị lỗ

– Ưu tiên các khu vực đất có thể sinh lời trong khoảng 3 – 5 năm, đề phòng quy hoạch thực hiện sớm

– Kiểm tra đầy đủ các thông tin pháp lý của đất phát triển hạ tầng

– Không nên mua cùng lúc diện tích quá lớn cùng một khu vực, nên cân đối để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất

– Lưu ý kỹ đến hợp đồng mua bán và các điều khoản liên quan, tránh các trường hợp liên quan đến pháp lý về sau.

Bài viết trên đây đã phần nào giúp quý khách hàng hiểu hơn về đất phát triển hạ tầng là gì và có nên mua đất phát triển hạ tầng hay không. Hy vọng quý khách hàng có sự lựa chọn và quyết định sáng suốt với thông tin chính xác.

Chúng tôi là đơn vị có kinh nghiệm chuyên phân phối các dòng sản phẩm BĐS (đất nền, biệt thự biển, condotel/căn hộ khách sạn, shophouse/nhà phố thương mại, thuê nhà xưởng, officetel,….)

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN DỰ ÁN MIỄN PHÍ

Tìm hiểu thêm: Đất dịch vụ là gì

Nguồn: batdongsandautu.net.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *