Đô thị là gì? Theo từ điển Tiếng Việt, “đô thị” được định nghĩa là “nơi có mật độ dân cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và công nghiệp; thành phổ hoặc thị trấn. Vậy, dưới góc nhìn pháp lý thì khái niệm và cách phân loại đô thị như thế nào? Hãy cùng batdongsandautu.net tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
I. Đô thị là gì?
Đô thị là nơi sở hữu mật độ dân cư sinh sống đông đúc và chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Đặc biệt, đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch và phát triển các dịch vụ của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ, gồm có thị trấn, thị xã và thành phố.
II. Phân loại đô thị
Dựa theo những yếu tố cơ bản nói trên, tại Việt Nam, đô thị được phân thành 6 loại:
-
Đô thị loại đặc biệt
Đô thị loại đặc biệt cần phải đảm bảo các tiêu chí:
- Là thủ đô hoặc đô thị có chức năng là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa, khoa học – kĩ thuật – đào tạo – phát triển dịch vụ du lịch – đầu mối giao thông – giao thương trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.
- Sở hữu quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên.
- Sở hữu tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90%.
- Sở hữu cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh.
- Sở hữu mật độ dân số trung bình 15.000 người/km2 trở lên.
-
Đô thị loại I
Đô thị loại I cần phải đảm bảo các tiêu chí:
- Là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa – khoa học kĩ thuật – dịch vụ du lịch- đầu mối giao thông – giao thương trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
- Có quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên.
- Sở hữu tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85%.
- Sở hữu cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
- Sở hữu mật độ dân số trung bình từ 12.000 người/km2 trở lên.
-
Đô thị loại II
Đô thị loại II cần phải đảm bảo các tiêu chí:
- Là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa – khoa học kĩ thuật – dịch vụ du lịch- đầu mối giao thông – giao thương trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế – xã hội một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực trên cả nước.
- Có quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên.
- Sở hữu tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80%.
- Sở hữu cơ sở hạ tầng được xây dựng tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh.
- Sở hữu mật độ dân cư trung bình 10.000 người/km2 trở lên.
-
Đô thị loại III
Đô thị loại III cần phải đảm bảo các tiêu chí:
- Là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa – khoa học kĩ thuật – dịch vụ du lịch- đầu mối giao thông – giao thương trong vùng tỉnh, liên tỉnh hoặc cả nước, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực trên vùng liên tỉnh.
- Có quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên.
- Sở hữu tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75%.
- Sở hữu cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh.
- Sở hữu mật độ dân cư trung bình 8.000 người/km2 trở lên.
-
Đô thị loại IV
Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chí:
- Là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa – khoa học kĩ thuật – dịch vụ du lịch- đầu mối giao thông – giao thương trong tỉnh, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh.
- Có quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên.
- Sở hữu tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70%.
- Sở hữu cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh
- Sở hữu mật độ dân cư trung bình 6.000 người/km2 trở lên.
-
Đô thị loại V
Đô thị loại V cần phải đảm bảo các tiêu chí:
- Là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa – khoa học kĩ thuật – dịch vụ du lịch- đầu mối giao thông – giao thương, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của một huyện hoặc một cụm xã.
- Có quy mô dân số từ 4.000 người trở lên
- Sở hữu tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65%.
- Sở hữu cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được nâng cấp nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh.
- Sở hữu mật độ dân số trung bình từ 2.000 người/km2.
Căn cứ vào các tiêu chí trên đây, đô thị tại Việt Nam được phân loại như sau:
- Các thành phố thuộc trung ương: đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại l.
- Các thành phố thuộc tỉnh: đô thị loại II hoặc đô thị loại III.
- Các thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố thuộc trung ương: đô thị loại II hoặc đô thị loại IV.
- Các thị trấn thuộc huyện: đô thị loại IV hoặc đô thị loại V.
Đọc thêm:
Nhà phố là gì? Các loại hình, công năng & xu hướng đầu tư nhà phố
Trên đây là những thông tin chi tiết về khái niệm “đô thị” và cách phân loại đô thị theo quy định Pháp luật Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho quý khách hàng và nhà đầu tư!