Sổ hồng là gì? Những quy định & thông tin cần nắm được

Sổ hồng là gì? Liệu có sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ hay không? Sổ nào theo luật pháp có giá trị pháp lý hơn? Cùng theo dõi và tìm hiểu qua bài viết này tất cả các thông tin cần nắm được về sổ hồng theo luật hiện hành.

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là gì?

Thực ra theo pháp luật đất đai và nhà ở qua các thời kỳ, giai đoạn khác nhau không có thuật ngữ nào quy định về sổ hồng mà chỉ là cách mà người dân gọi để chỉ Giấy chứng nhận quyền sử dụng về nhà đất theo màu sắc.

Chính vì thế mà “Sổ hồng” là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Phân biệt sổ đỏ và sổ hồng

STT Tiêu chí so sánh Sổ đỏ Sổ hồng
1 Ý nghĩa Sổ đỏ là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất (theo khoản 20 Điều 4 luật đất đai 2003) Sổ hồng là tên gọi của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở” tại đô thị (nội thành, nội thị xã, thị trấn) được cung cấp cho chủ sở hữu theo quy định (Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính Phủ về quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị):

– Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở”;

– Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp “Giấy chứng nhận quyền sở hữu ở nhà” (theo Điều 11 luật nhà ở 2005)

2 Cơ quan ban hành Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành Bộ Xây dựng ban hành
3 Đặc điểm nhận diện (hình thức bên ngoài) Bìa ngoài sổ đỏ có màu đỏ, trang đầu tiên có dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” Có màu hồng, bên ngoài trang đầu tiên ghi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”

Theo như bảng trên thì sổ đỏ và sổ hồng đều có giá trị pháp lý như nhau vì đều là Giấy chứng nhận về nhà đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Và không thể phân biệt được bởi sổ đỏ hay sổ hồng giá trị thực tế phụ thuộc vào tài sản được chứng nhận.

Quy định về sổ hồng

Quy định về sổ hồng

Thông tin ghi trên sổ hồng

Theo khoản 1 điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thì sổ hồng bao gồm các thông tin đầy đủ như sau:

– Trang 1 có nội dung quan trọng nhất là tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Trang 2 là thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Trang 3 là sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận.

– Trang 4 là những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận (ví dụ khi chuyển nhượng, tặng cho…sẽ ghi thông tin về việc chuyển nhượng, tặng cho vào trang 3 và trang 4).

– Trang bổ sung Giấy chứng nhận.

Điều kiện được cấp sổ hồng

Để cấp sổ hồng theo Luật đất đai thì cần đảm bảo những điều kiện trong những trường hợp sau:

– Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định (có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ nhưng đủ điều kiện cấp).

– Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/7/2014.

– Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.

– Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.

– Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

– Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

– Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

– Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có.

– Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Câu hỏi thường gặp về sổ hồng

Những loại phí – lệ phí cần nộp khi tiến hành làm sổ đỏ

Trước khi tiến hành làm sổ hồng thì người sử dụng đất cần đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm đóng đầy đủ những loại phí, lệ phí sau:

– Lệ phí trước bạ: 0.5% trên giá trị chuyển nhượng hoặc giá trị quyền sử dụng đất

– Thuế TNCN: 2% trên giá trị chuyển nhượng (đa phần tính vào giá bán và người đóng thuế có thể là môi giới hoặc người mua theo thỏa thuận)

– Phí địa chính:

+ Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính, mức phí này không quá 2.000/m2

Phí thẩm định quyền sử dụng đất, mức phí này khống quá 7.000.000 vnd/ hồ sơ

Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai, mức phí này không quá 350.000/ hồ sơ

Ngoài ra thì mức phí được giới hạn với các trường hợp sau:

  • Đối với yêu cầu cấp mới: phí không quá 50.000vnd/ cấp mới hoặc cấp lại sổ hồng.
  • Chứng nhận đăng kí biến động về đất đai: mức phí không quá 30.000vnd/ 1 lần.
  • Trích lục bản đồ địa chính: không quá 20.000vnd/1 lần

Trên đây là các thông tin về sổ hồng là gì cùng những quy định cần nắm được liên quan. Hy vọng thông tin này giúp ích cho bạn.

Chúng tôi là đơn vị có kinh nghiệm chuyên phân phối các dòng sản phẩm BĐS (đất nền, biệt thự biển, condotel/căn hộ khách sạn, shophouse/nhà phố thương mại, thuê nhà xưởng, officetel,….)

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN DỰ ÁN MIỄN PHÍ

Đọc thêm:

Đất thổ cư có sổ đỏ không

Phí sang tên sổ đỏ

Nguồn: batdongsandautu.net.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *