Luật xây dựng nhà liền kề 2021: quy định – nguyên tắc xây nhà liền kề

Luật xây dựng nhà liền kề và một số quy định khi xây nhà liền kề trong bài viết này sẽ giúp quý vị có thêm thông tin hữu ích khi xây dựng loại hình nhà ở này.

NHÀ LIỀN KỀ LÀ GÌ?

Nhà liền kề là một trong những loại hình nhà ở được phát triển tại Việt Nam trong những năm trở lại đây. Đây là một loại hình được xây dựng các ngôi nhà gần nhau và bố trí theo một kết cấu cố định. Thông thường, nhà liền kề sẽ có kiến trúc, thiết kế xây giống nhau hoặc tương đồng. Xuất hiện nhiều trong các khu đô thị, thị trấn. 

Hiểu một cách đơn giản, nhà liền kề là loại hình được xây dựng liền kề với nhau và có chung 1 vách tường. Quý vị có thể xem chi tiết dưới hình ảnh sau đây.

 

NHÀ LIỀN KỀ LÀ GÌ?

XU HƯỚNG XÂY NHÀ LIỀN KỀ Ở VIỆT NAM

Một trong những loại hình nhà ở phổ biến và ngày càng phát triển tại Việt Nam đó chính là nhà liền kề. Đối với những tỉnh, thành phố lớn nhà liền kề không chỉ vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo tiết kiệm diện tích, không gian. 

 

XU HƯỚNG XÂY NHÀ LIỀN KỀ Ở VIỆT NAM
thiết kế nhà liền kề

Đặc biệt, nhà liền kề còn được ưa chuộng xây dựng trong các khu đô thị văn minh, hiện đại của nước ta với nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Thiết kế nhà liền kề độc đáo, ấn tượng và quan trọng nhất là có tính đồng bộ tạo nên sự thẩm mỹ và mang đến cho cộng đồng cư dân một không gian sống lý tưởng. 
  • Đầy đủ các tiện ích, những ngôi nhà liền kề được xây dựng trong khu đô thị thường được hưởng trọn tiện ích nội khu của khu đô thị từ trung tâm thương mại, mua sắm, vui chơi giải trí, tập thể dục, công viên, hồ bơi,… 
  • Nhà liền kề cũng giúp tối ưu diện tích cho gia chủ, giúp gia chủ có thêm diện tích sân vườn 
  • Nhà liền kề cũng có công năng đa dạng, vừa ở được, vừa kinh doanh được 

LUẬT XÂY DỰNG NHÀ LIỀN KỀ MỚI NHẤT

 

LUẬT XÂY DỰNG NHÀ LIỀN KỀ MỚI NHẤT

Theo quy định tại Điều 246 BLDS 2015 và điều 248 BLDS 2015, quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo thoả thuận hoặc di chúc, theo quy định của luật. Bộ luật Dân sự tôn trọng nguyên tắc thoả thuận giữa các chủ thể, quy định rõ về các nguyên tắc khi xây dựng nhà liền kề như sau:

Luật xây dựng nhà liền kề: thực hiện đúng quy tắc xây dựng

Căn cứ Điều 174 BLDS 2015, khi xây dựng công trình nhà liền kề, bất động sản thì chủ thể, chủ sở hữu cần tuân theo pháp luật về xây dựng, đảm bảo an toàn. Cần tuân thủ về độ cao, khoảng cách trong luật xây dựng bất động sản quy định, không được xâm phạm đến quyền, lợi ích của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là BĐS liền kề và xung quanh.

Luật xây dựng nhà liền kề về ranh giới giữa các BĐS

Cần đảm bảo ranh giới khi xây dựng nhà liền kề. Theo Điều 175 BLDS 2015, ranh giới giữa các BĐS liền kề được xác định theo thoả thuận/quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được xác định theo tập quán/theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có vấn đề tranh chấp gì xảy ra.

Luật xây dựng nhà liền kề quy định về giới hạn quyền được thể hiện

Theo quy định của luật xây dựng nhà liền kề, quy định giới hạn quyền của chủ sở hữu nhà liền kề như sau:

  • Không lấn chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, tôn trọng & duy trì ranh giới chung.
  • Người sử dụng đất được sử dụng không gian & lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật. Không được ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
  • Người sử dụng được trồng cây & làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình, theo ranh giới được xác định. Trường hợp nếu rễ cây, cành cây vượt ranh giới thì cần xử lý cắt xén, tỉa phần vượt ranh giới. Trừ khi có sự thoả thuận khác.

Luật xây dựng nhà liền kề về mốc giới ngăn cách cách BĐS

Mốc giới ngăn cách BĐS được thể hiện trong Điều 176 BLDS 2015 như sau:

  • Người sở hữu BĐS chỉ được phép dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, tường trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình
  • Chủ sở hữu BĐS liền kề có thoả thuận với nhau về cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường… những vật mốc này là sở hữu chung của các chủ thể liên quan.
  • Mốc giới được tạo nên do 1 bên tạo trên ranh giới, được chủ sở hữu BĐS liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung. Chi phí xây dựng do bên tạo chịu trừ trường hợp có thoả thuận khác. Nếu chủ sở hữu BĐS liền kề không đồng ý và có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc phải dỡ bỏ.
  • Khi mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu nhà liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặc kết cấu xây dựng. Trừ trường hợp chủ sở hữu BĐS liền kề đồng ý.
  • Trường hợp xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.
  • Các bên đều có nghĩa vụ bảo về các mốc giới chung, trừ khi có thoả thuận khác.

NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG NHÀ LIỀN KỀ

 

NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG NHÀ LIỀN KỀ

Nguyên tắc xây dựng về số tầng nhà liền kề: Số tầng của nhà liền kề sẽ theo quy định của nhà liền kề đồng thời tuỳ thuộc vào lộ dái. Phần tầng lửng và mái che sẽ không tính là 1 tầng.

  • Lộ giới >=25m, được phép xây dựng tối đa 5 tầng (1 trệt, 4 lầu)
  • Lộ giới <25m, được phép xây dựng tối đa 5 tầng (1 trệt, 4 lầu)
  • Lộ giới >=20m, được phép xây dựng tối đa 3 tầng (1 trệt, 2 lầu)
  • Lộ giới >=4m, được phép xây dựng tối đa 2 tầng (1 trệt, 1 lầu)

Nguyên tắc về chiều cao nhà liền kề: 

  • S đất từ 30 – 40m2, chiều rộng mặt tiền >3m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng >5m, được xây tối đa 4 tầng, 1 tum, cao <16m
  • S đất từ 40 – 50m2, chiều rộng mặt tiền >3m – 8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng >5m, được xây tối đa 5 tầng, 1 tum, cao <20m
  • S đất từ >50m2, chiều rộng mặt tiền >8m, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng >5m, được xây tối đa 6 tầng, cao <24m

Chiều cao các tầng: Tầng trệt tối đa cao 5m, các tầng còn lại từ 3 – 4m. Chiều cao thông thuỷ của tầng 1 không nhỏ hơn 3,6m; nếu có tầng lửng thì chiều cao tầng 1 phải lớn hơn 2,7m.

Nguyên tắc về độ kiên cố khi xây nhà liền kề: 

  • S đất từ 30 – 40m2 chủ nhà được xây dựng nhà ở bán kiên cố; số tầng tối đa được xay là 2 tầng
  • S đất >40m2, bề ngang rộng >3m, bạn được xây nhà kiên cố, chắc chắn

Nguyên tắc xây nhà liền kề trong thiết kế mặt đứng: cần phải đồng bộ về số tầng, độ cao các tầng, màu sắc dãy nhà phải đồng nhất. Khoảng lùi của nhà và thiết kế hàng rào phải giống nhau. Hạ tầng kỹ thuật cần thống nhất và đồng bộ; chiều dài của các dãy nhà không vượt quá 60m; giữa các dãy nhà cần xây dựng đường giao thông đi lại thuận tiện trộng 4m trở lên. Kiến trúc cần hài hoà toàn bộ không gian xung quanh.

Nguyên tắc về quy hoạch chiều rộng, chiều sâu:

  • Chiều rộng: >= 4,5m.
  • Chiều sâu: >=18m; tối đa <60m2.
  • Diện tích: >= 45m2.

Cần đảm bảo khoảng lùi so với mặt đường và chỉ giới đỏ.

Nguyên tắc về vị trí nhà liền kề cần đảm bảo KHÔNG xây dựng ở những khu vực như sau:

  • Nơi đã được quy hoạch là biệt thự
  • Nơi được quy hoạch ổn định, khó thay đổi
  • Nơi có công trình công cộng
  • Nơi được xác định có đối tượng bảo tồn kiến trúc & cảnh quan đô thị

Trường hợp muốn xây, cần có sự cho phép của đơn vị cơ quan có thẩm quyền nhà nước.

Luật xây dựng nhà liền kề và quy định, nguyên tắc khi xây nhà liên kề chủ yếu liên quan đến các yếu tố như quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu BĐS liền kề đối với mốc giới, ranh giới, quyền hạn. Để đảm bảo xây dựng nhà liền kề suôn sẻ và không xảy ra tranh chấp trong quá trình sinh sống, bạn nên nắm được những kiến thức trên.

Đọc thêm:

Có nên mua nhà liền kề

Nhà trong hẻm nên kinh doanh gì

Nguồn: http://batdongsandautu.net.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *